Nhật Bản công bố gói 252 tỷ USD kích thích kinh tế

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã công bố gói biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, trị giá 23.000 tỷ yên (khoảng 242 tỷ USD) nhằm giải quyết những khó khăn của thị trường việc làm, vực dậy thị trường bất động sản đang sa sút và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã công bố gói biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, trị giá 23.000 tỷ yên (khoảng 242 tỷ USD) nhằm giải quyết những khó khăn của thị trường việc làm, vực dậy thị trường bất động sản đang sa sút và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh việc giảm bớt gánh nặng tài chính cho những người mua nhà và ngăn chặn tình trạng phá sản của các công ty bất động sản, Thủ tướng Aso cho biết chính phủ sẽ giành 13.000 tỷ yên để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Gói kích thích kinh tế mới này còn bao gồm 1.000 tỷ yên để giúp đỡ những người lao động bị sa thải tạm thời hoặc mất nhà ở, dành 1.000 tỷ yên hỗ trợ các chính quyền địa phương tạo cơ hội việc làm mới, đồng thời nâng giới hạn các quỹ hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng lên 12.000 tỷ yên (hiện nay là 2.000 tỷ yên) để khuyến khích các ngân hàng cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các biện pháp mới này được soạn thảo trên cơ sở bổ sung gói kích thích kinh tế đã được thông qua cuối tháng 10. Kế hoạch này được công bố ngay sau khi Hạ viện Nhật Bản thông qua lần hai dự luật cho phép chính phủ tăng vốn hỗ trợ ngành ngân hàng. Trước đó, dự luật đã bị Thượng viện bác bỏ, nhưng việc được thông qua lần hai tại Hạ viện đã cho phép dự luật chính thức có hiệu lực. Phe đối lập hiện chiếm đa số tại Thượng viện, nhưng Liên minh cầm quyền kiểm soát Hạ viện.

Các ngân hàng Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nghiêm trọng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị hỗ trợ các ngân hàng thoát khỏi tình trạng phá sản do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục