Chiều 14/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã làm việc với Chủ tịch Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và năng lượng mới (NEDO) của Nhật Bản và Bộ Tài nguyên Môi trường về phối hợp chuẩn bị thực hiện Dự án “Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng” trên diện tích 1ha tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.
Ông Sejji, Chủ tịch tổ chức NEDO cho biết, dự án “Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng” sẽ tập trung đầu tư xây dựng lò đốt chất thải có công nghệ tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn rác thải/ngày; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thu hồi nhiệt để chạy máy phát điện công suất 1,2MW.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 21 triệu USD, trong đó phía Nhật Bản tài trợ 17 triệu USD, phía Việt Nam đóng góp 4 triệu USD, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) làm chủ đầu tư.
“Đây là dự án thí điểm đầu tiên thực hiện công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trong việc xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nếu thành công sẽ nhân rộng ra các tỉnh thành khác ở Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN”, ông Sejji cho biết thêm.
Dự kiến từ nay đến ngày 30/11, các bên sẽ tiến hành nghiên cứu để lập dự án khả thi; từ ngày 1-23/12/2010 sẽ đánh giá cuối cùng, ký kết biên bản ghi nhớ, ký kết thực hiện dự án.
Trong hai năm 2011-2012, NEDO sẽ thiết kế xây dựng, sản xuất thiết bị, vận chuyển tới Việt Nam; xây dựng và lắp đặt thiết bị, chạy thử, trình diễn; đưa nhà máy vào hoạt động và tổ chức các chương trình đào tạo quản lý, vận hành.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Văn Khôi đánh giá cao sự hợp tác, giúp đỡ của Nhật Bản đối với Hà Nội trong nhiều năm qua, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ông Khôi cam kết sẽ đáp ứng về tiến độ giải phóng và bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch. Thành phố giao các đơn vị liên quan hợp tác, tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ và khẩn trương triển khai thực hiện Dự án.
Tổ chức NEDO thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản chuyên hỗ trợ nghiên cứu và phát triển cũng như phổ biến các công nghệ mới trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và công nghiệp trên toàn thế giới./.
Ông Sejji, Chủ tịch tổ chức NEDO cho biết, dự án “Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng” sẽ tập trung đầu tư xây dựng lò đốt chất thải có công nghệ tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn rác thải/ngày; hệ thống xử lý khí thải; hệ thống thu hồi nhiệt để chạy máy phát điện công suất 1,2MW.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 21 triệu USD, trong đó phía Nhật Bản tài trợ 17 triệu USD, phía Việt Nam đóng góp 4 triệu USD, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) làm chủ đầu tư.
“Đây là dự án thí điểm đầu tiên thực hiện công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trong việc xử lý chất thải công nghiệp sản xuất điện năng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nếu thành công sẽ nhân rộng ra các tỉnh thành khác ở Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN”, ông Sejji cho biết thêm.
Dự kiến từ nay đến ngày 30/11, các bên sẽ tiến hành nghiên cứu để lập dự án khả thi; từ ngày 1-23/12/2010 sẽ đánh giá cuối cùng, ký kết biên bản ghi nhớ, ký kết thực hiện dự án.
Trong hai năm 2011-2012, NEDO sẽ thiết kế xây dựng, sản xuất thiết bị, vận chuyển tới Việt Nam; xây dựng và lắp đặt thiết bị, chạy thử, trình diễn; đưa nhà máy vào hoạt động và tổ chức các chương trình đào tạo quản lý, vận hành.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Văn Khôi đánh giá cao sự hợp tác, giúp đỡ của Nhật Bản đối với Hà Nội trong nhiều năm qua, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ông Khôi cam kết sẽ đáp ứng về tiến độ giải phóng và bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch. Thành phố giao các đơn vị liên quan hợp tác, tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ và khẩn trương triển khai thực hiện Dự án.
Tổ chức NEDO thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản chuyên hỗ trợ nghiên cứu và phát triển cũng như phổ biến các công nghệ mới trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và công nghiệp trên toàn thế giới./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)