Chính phủ Nhật Bản cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng Bảy vừa qua là 990 tỷ yen (12,8 tỷ USD), giảm 42,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Theo số liệu được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 8/9, cán cân thanh toán quốc tế của nước này trong tháng Bảy đã giảm trong tháng thứ năm liên tiếp, trong khi cán cân trao đổi hàng hóa chỉ đạt thặng dư 123,3 tỷ yen.
Trong tháng 7/2011, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng 13,6%, chủ yếu về dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch nhằm bù đắp nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước do sự cố nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm 2,3%.
Một số liệu khác do Chính phủ Nhật Bản công bố cho thấy đơn đặt hàng máy móc chủ yếu của khu vực tư nhân, trong đó có các cơ sở đóng tàu, sản xuất hàng điện tử... trong tháng Bảy, sau khi đã được điều chỉnh theo mùa, đạt 725 tỷ yen, giảm 8,2% so với tháng trước đó. Số liệu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Mặc dù các doanh nghiệp Nhật Bản phục hồi sản xuất nhanh hơn so với dự kiến, song đang xuất hiện những lo ngại rằng xu hướng tích cực này sẽ bị ảnh hưởng bởi đồng yen tăng giá và nhu cầu của thị trường thế giới giảm do khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, môi trường sản xuất, kinh doanh tại Nhật Bản lại đang xấu đi, mà cụ thể là thiếu nguồn cung cấp điện, cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của ngành công nghiệp Nhật Bản khi nhiều doanh nghiệp nước này tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.
Tại một cuộc họp ngày 7/9 giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản với các quan chức địa phương, Bộ trưởng Yoshio Hachiro cho biết sẽ đề xuất khoản ngân sách bổ sung lần thứ ba trong tài khóa 2011 để giải quyết tình trạng nói trên.
Bộ trưởng Hachiro lo ngại nếu các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng xấu tới thị trường lao động trong nước, cũng như làm suy giảm sức mạnh công nghiệp Nhật Bản trong tương lai.
Trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 7/9 công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nước năm 2011, trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ 9, giảm ba bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái. Nhật Bản bị giảm bậc chủ yếu do sự bất ổn về chính trị khi nước này liên tục thay đổi chính phủ./.
Theo số liệu được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 8/9, cán cân thanh toán quốc tế của nước này trong tháng Bảy đã giảm trong tháng thứ năm liên tiếp, trong khi cán cân trao đổi hàng hóa chỉ đạt thặng dư 123,3 tỷ yen.
Trong tháng 7/2011, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng 13,6%, chủ yếu về dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch nhằm bù đắp nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước do sự cố nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm 2,3%.
Một số liệu khác do Chính phủ Nhật Bản công bố cho thấy đơn đặt hàng máy móc chủ yếu của khu vực tư nhân, trong đó có các cơ sở đóng tàu, sản xuất hàng điện tử... trong tháng Bảy, sau khi đã được điều chỉnh theo mùa, đạt 725 tỷ yen, giảm 8,2% so với tháng trước đó. Số liệu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Mặc dù các doanh nghiệp Nhật Bản phục hồi sản xuất nhanh hơn so với dự kiến, song đang xuất hiện những lo ngại rằng xu hướng tích cực này sẽ bị ảnh hưởng bởi đồng yen tăng giá và nhu cầu của thị trường thế giới giảm do khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, môi trường sản xuất, kinh doanh tại Nhật Bản lại đang xấu đi, mà cụ thể là thiếu nguồn cung cấp điện, cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của ngành công nghiệp Nhật Bản khi nhiều doanh nghiệp nước này tìm cách chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.
Tại một cuộc họp ngày 7/9 giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản với các quan chức địa phương, Bộ trưởng Yoshio Hachiro cho biết sẽ đề xuất khoản ngân sách bổ sung lần thứ ba trong tài khóa 2011 để giải quyết tình trạng nói trên.
Bộ trưởng Hachiro lo ngại nếu các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng xấu tới thị trường lao động trong nước, cũng như làm suy giảm sức mạnh công nghiệp Nhật Bản trong tương lai.
Trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 7/9 công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nước năm 2011, trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ 9, giảm ba bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái. Nhật Bản bị giảm bậc chủ yếu do sự bất ổn về chính trị khi nước này liên tục thay đổi chính phủ./.
(TTXVN/Vietnam+)