Ngày 2/3, Nhật Bản và Kazakhstan đã ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác năng lượng hạt nhân vì mục đích dân sự giữa hai nước.
Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ bán cho Kazakhstan các công nghệ trong lĩnh vực hạt nhân và nhập urani từ quốc gia Trung Á này.
Hiện Nhật Bản là một trong số các quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân hiện đại nhất thế giới. Nước này đang xây dựng chiến lược năng lượng độc lập và thân thiện với môi trường, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ vốn không ổn định từ Trung Đông.
Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên hạn chế, Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu năng lượng để đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng trong nước.
Trong khi đó, Kazakhstan có trữ lượng urani lớn thứ hai thế giới (chiếm 19% trữ lượng thế giới), trong đó hơn 50% lượng urani của nước này có thể chiết xuất bằng phương pháp lọc tại chỗ, một công nghệ thân thiện với môi trường và có giá thành rẻ hơn so với phương pháp chiết xuất từ mỏ lộ thiên hay đào hầm sâu.
Năm 2009, Kazakhstan đã vươn lên trở thành nhà sản xuất urani lớn nhất thế giới. Theo dự kiến, nước này sẽ sản xuất 18.000 tấn urani trong năm nay.
Trước đó, năm 2007, một số doanh nghiệp Nhật Bản như Công ty Điện lực Kansai, Tập đoàn Sumitomo và một công ty năng lượng hạt nhân có trụ sở tại Tokyo đã ký thỏa thuận hợp tác với Kazatomprom - nhà máy hạt nhân quốc doanh lớn nhất Kazakhstan để tinh chế urani cung cấp cho các nhà máy hạt nhân tại vùng Kansai của Nhật Bản./.
Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ bán cho Kazakhstan các công nghệ trong lĩnh vực hạt nhân và nhập urani từ quốc gia Trung Á này.
Hiện Nhật Bản là một trong số các quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân hiện đại nhất thế giới. Nước này đang xây dựng chiến lược năng lượng độc lập và thân thiện với môi trường, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ vốn không ổn định từ Trung Đông.
Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên hạn chế, Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu năng lượng để đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng trong nước.
Trong khi đó, Kazakhstan có trữ lượng urani lớn thứ hai thế giới (chiếm 19% trữ lượng thế giới), trong đó hơn 50% lượng urani của nước này có thể chiết xuất bằng phương pháp lọc tại chỗ, một công nghệ thân thiện với môi trường và có giá thành rẻ hơn so với phương pháp chiết xuất từ mỏ lộ thiên hay đào hầm sâu.
Năm 2009, Kazakhstan đã vươn lên trở thành nhà sản xuất urani lớn nhất thế giới. Theo dự kiến, nước này sẽ sản xuất 18.000 tấn urani trong năm nay.
Trước đó, năm 2007, một số doanh nghiệp Nhật Bản như Công ty Điện lực Kansai, Tập đoàn Sumitomo và một công ty năng lượng hạt nhân có trụ sở tại Tokyo đã ký thỏa thuận hợp tác với Kazatomprom - nhà máy hạt nhân quốc doanh lớn nhất Kazakhstan để tinh chế urani cung cấp cho các nhà máy hạt nhân tại vùng Kansai của Nhật Bản./.
(TTXVN/Vietnam+)