Với số người sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter tăng nhanh, ngày càng có nhiều chính trị gia Nhật Bản bắt đầu sử dụng các trang mạng này để cập nhật các hoạt động chính trị hàng ngày của họ.
Tuy nhiên, việc sử dụng Internet trong các chiến dịch tranh cử ở Nhật Bản vẫn bị cấm vì Bộ Nội vụ và Viễn thông coi các nội dung hình ảnh đưa lên màn hình vi tính cũng giống như những tờ truyền đơn bằng giấy và các băng rôn, khẩu hiệu là những đối tượng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt theo Luật bầu cử văn phòng quan hệ công chúng.
Có nhiều người đang đặt câu hỏi về sự thông thái của việc duy trì luật trên vì nó đã lạc hậu trong kỷ nguyên Internet.
Phó Thị trưởng Tokyo Naoki Inose đã viết trên Twitter nhân chiến dịch tranh cử thị trưởng Tokyo chính thức bắt đầu ngày 29/11: “Tại sao Twitter bị cấm? Có cái gì đó sai lầm với các cuộc bầu cử ở Nhật Bản, trong đó những lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ những loa phóng thanh gắn trên các xe vận động tranh cử vang lên một cách trống rỗng.”
Các xe ôtô gắn loa phóng thanh đi qua các khu dân cư phát tên ứng cử viên và chính sách tranh cử đã trở thành một phần quen thuộc của các chiến dịch tranh cử ở Nhật Bản.
Ông Inose cho biết “đây là lời nhắn cuối cùng của tôi” trên Twitter trước khi bước vào chiến dịch tranh cử chính thức.
Trong khi các cử tri có nguy cơ vi phạm luật nếu họ đưa lên Internet những tuyên bố về các sự kiện chính trị hoặc các tin nhắn thu hút phiếu bầu cho một ứng viên nào đó, nhiều người có vẻ thách thức pháp luật, đưa lên Internet đầy những tin nhắn liên quan đến bầu cử trong chiến dịch tranh cử.
Trong các cuộc tổng tuyển cử trước đây, một số ứng cử viên đã đưa lên mạng các file tiếng không có hình ảnh về các bài diễn thuyết của họ.
Các nghị sỹ thuộc các đảng cầm quyền và đối lập đã nhất trí hợp pháp hóa chiến dịch vận động tranh cử trực tuyến trước cuộc bầu cử thượng viện năm 2010, nhưng việc này không giành được sự ưu tiên của các nghị sỹ và không được hiện thực hóa khi cuộc bầu cử sắp tới thu hút hết tâm trí của các chính trị gia.
Phong trào của các nghị sỹ và các nhóm dân sự với tên gọi “Chương trình vận động một tiếng nói” đòi dỡ lệnh cấm vận động tranh cử trực tuyến cho đến nay vẫn chưa thành công mặc dù cuộc bầu cử hạ viện đã được ấn định vào ngày 16/12.
Người sáng lập phong trào này Kensuke Harada nói: “Trong cuộc bầu cử với nhiều đảng nhỏ xuất hiện như nấm và có các quan điểm tranh cử khác nhau, cử tri sẽ có thể nhận được thông tin mà báo chí không đăng tải nếu mỗi chính đảng hoặc ứng cử viên đưa các thông điệp lên Internet.”
Trong khi đó, ở Mỹ, việc sử dụng Internet đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc tranh cử tổng thống bốn năm một lần.
Tại Hàn Quốc, các chiến dịch tranh cử sử dụng mạng xã hội và các nguồn trực tuyến khác đã được hợp pháp hóa kể từ cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng Tư. Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đang sử dụng các mạng xã hội để thu hút cử tri.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc cho phép sử dụng Internet trong các chiến dịch tranh cử sẽ có hiệu quả cải thiện tỷ lệ cử tri trẻ đi bỏ phiếu, những người này thường thu thập thông tin qua điện thoại di động và máy tính cá nhân.
Harada nói: “Nhật Bản cần bãi bỏ lệnh cấm và chính thức cho sử dụng Internet” trong các chiến dịch tranh cử./.
Tuy nhiên, việc sử dụng Internet trong các chiến dịch tranh cử ở Nhật Bản vẫn bị cấm vì Bộ Nội vụ và Viễn thông coi các nội dung hình ảnh đưa lên màn hình vi tính cũng giống như những tờ truyền đơn bằng giấy và các băng rôn, khẩu hiệu là những đối tượng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt theo Luật bầu cử văn phòng quan hệ công chúng.
Có nhiều người đang đặt câu hỏi về sự thông thái của việc duy trì luật trên vì nó đã lạc hậu trong kỷ nguyên Internet.
Phó Thị trưởng Tokyo Naoki Inose đã viết trên Twitter nhân chiến dịch tranh cử thị trưởng Tokyo chính thức bắt đầu ngày 29/11: “Tại sao Twitter bị cấm? Có cái gì đó sai lầm với các cuộc bầu cử ở Nhật Bản, trong đó những lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ những loa phóng thanh gắn trên các xe vận động tranh cử vang lên một cách trống rỗng.”
Các xe ôtô gắn loa phóng thanh đi qua các khu dân cư phát tên ứng cử viên và chính sách tranh cử đã trở thành một phần quen thuộc của các chiến dịch tranh cử ở Nhật Bản.
Ông Inose cho biết “đây là lời nhắn cuối cùng của tôi” trên Twitter trước khi bước vào chiến dịch tranh cử chính thức.
Trong khi các cử tri có nguy cơ vi phạm luật nếu họ đưa lên Internet những tuyên bố về các sự kiện chính trị hoặc các tin nhắn thu hút phiếu bầu cho một ứng viên nào đó, nhiều người có vẻ thách thức pháp luật, đưa lên Internet đầy những tin nhắn liên quan đến bầu cử trong chiến dịch tranh cử.
Trong các cuộc tổng tuyển cử trước đây, một số ứng cử viên đã đưa lên mạng các file tiếng không có hình ảnh về các bài diễn thuyết của họ.
Các nghị sỹ thuộc các đảng cầm quyền và đối lập đã nhất trí hợp pháp hóa chiến dịch vận động tranh cử trực tuyến trước cuộc bầu cử thượng viện năm 2010, nhưng việc này không giành được sự ưu tiên của các nghị sỹ và không được hiện thực hóa khi cuộc bầu cử sắp tới thu hút hết tâm trí của các chính trị gia.
Phong trào của các nghị sỹ và các nhóm dân sự với tên gọi “Chương trình vận động một tiếng nói” đòi dỡ lệnh cấm vận động tranh cử trực tuyến cho đến nay vẫn chưa thành công mặc dù cuộc bầu cử hạ viện đã được ấn định vào ngày 16/12.
Người sáng lập phong trào này Kensuke Harada nói: “Trong cuộc bầu cử với nhiều đảng nhỏ xuất hiện như nấm và có các quan điểm tranh cử khác nhau, cử tri sẽ có thể nhận được thông tin mà báo chí không đăng tải nếu mỗi chính đảng hoặc ứng cử viên đưa các thông điệp lên Internet.”
Trong khi đó, ở Mỹ, việc sử dụng Internet đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc tranh cử tổng thống bốn năm một lần.
Tại Hàn Quốc, các chiến dịch tranh cử sử dụng mạng xã hội và các nguồn trực tuyến khác đã được hợp pháp hóa kể từ cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng Tư. Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đang sử dụng các mạng xã hội để thu hút cử tri.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc cho phép sử dụng Internet trong các chiến dịch tranh cử sẽ có hiệu quả cải thiện tỷ lệ cử tri trẻ đi bỏ phiếu, những người này thường thu thập thông tin qua điện thoại di động và máy tính cá nhân.
Harada nói: “Nhật Bản cần bãi bỏ lệnh cấm và chính thức cho sử dụng Internet” trong các chiến dịch tranh cử./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)