Ông Bùi Huy Sơn, Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, 87,6% kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong vòng 10 năm được tự do hóa hoàn toàn (thuế suất 0%) đã và đang có hiệu lực; trong đó một số nhóm hàng lợi thế của Việt Nam như nông sản được phía Nhật Bản cam kết dành ưu đãi đặc biệt, hơn hẳn so với các nước ASEAN khác.
Theo ông Huỳnh Khánh Hiệp, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi thuế suất của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 giảm xuống còn 1,4% năm 2009, nhóm hàng thủy sản, đồ gỗ của các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất sang Nhật có mức tăng vọt, riêng đồ gỗ 9 tháng năm 2011 đã đạt 31,7 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Chia sẻ về nhu cầu từ Nhật Bản với thị trường Việt Nam, ông Tadashi Kikuchi, Tùy viên Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau trận lụt lớn kéo dài tại Thái Lan khiến nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật như Toyota , Sony, Toshiba… bị thiệt hại nặng nề, nhiều nhà đầu tư Nhật tìm cách chuyển hướng khảo sát sang Việt Nam.
Với việc hàng loạt các dòng thuế được cắt giảm, ông Tadashi Kikuchi cho rằng Việt Nam có rất nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư này. Nhật Bản hiện đang thiếu nhiều các sản phẩm về vật tư, lương thực, thực phẩm… phục vụ công tác tái thiết các vùng, miền chịu thiệt hại nặng của đợt động đất và sóng thần vừa qua.
Đánh giá về cơ hội này, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang tận dụng rất tốt.
Trong 10 tháng của năm 2011, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất vào Nhật đạt hơn 748.000 tấn, trị giá 4.960 triệu USD (tăng 23,6% về giá trị). Đồng thời, hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang đặt nhà máy gia công, chế biến thủy sản tại Trung Quốc ngỏ ý muốn chuyển sang Việt Nam nếu Việt Nam đáp ứng được các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng của ngành này.
Ông Hòe kỳ vọng, nếu đón được làn sóng chuyến hướng đầu tư gia công này thì kế hoạch nâng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản cả nước lên 10 tỷ USD có điều kiện được hiện thực hóa.
Với kinh nghiệm của địa phương có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Huỳnh Khánh Hiệp chia sẻ, các doanh nghiệp Nhật Bản thường tìm hiểu rất kỹ đối tác trước khi quyết định hợp tác làm ăn, vì vậy đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có kết quả tốt khi làm ăn ở thị trường Mỹ, Tây Âu nhưng chưa có kết quả cao ở thị trường Nhật. Khó khăn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là những rào cản về kỹ thuật đối với sản phẩm lâm sản, thủy sản và đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người Nhật rất khắt khe, xem trọng các yếu tố chi tiết, độ bền, độ tin cậy và dịch vụ hậu mãi, phân phối kịp thời của nhà sản xuất… Ngoài ra hệ thống phân phối, hàng hóa vào thị trường Nhật phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông, khi đến tay người tiêu dùng có giá rất cao so với giá nhập, vì vậy các nhà sản xuất phải chào hàng với giá hợp lý, không lệ thuộc vào thông tin giá bán lẻ.
Để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với Nhật Bản trong thời gian tới, phát huy tối đa lợi thế của Hiệp định đối tác kinh tế 2 nước, ông Huỳnh Khánh Hiệp khuyến cáo, doanh nghiệp cần quan tâm thiết lập quan hệ tốt với các doanh nghiệp của Nhật Bản, tạo sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau; quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Nhật; chú ý xu hướng thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, nét văn hóa người dân bản xứ./.
Theo ông Huỳnh Khánh Hiệp, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi thuế suất của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 giảm xuống còn 1,4% năm 2009, nhóm hàng thủy sản, đồ gỗ của các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất sang Nhật có mức tăng vọt, riêng đồ gỗ 9 tháng năm 2011 đã đạt 31,7 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Chia sẻ về nhu cầu từ Nhật Bản với thị trường Việt Nam, ông Tadashi Kikuchi, Tùy viên Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau trận lụt lớn kéo dài tại Thái Lan khiến nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật như Toyota , Sony, Toshiba… bị thiệt hại nặng nề, nhiều nhà đầu tư Nhật tìm cách chuyển hướng khảo sát sang Việt Nam.
Với việc hàng loạt các dòng thuế được cắt giảm, ông Tadashi Kikuchi cho rằng Việt Nam có rất nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư này. Nhật Bản hiện đang thiếu nhiều các sản phẩm về vật tư, lương thực, thực phẩm… phục vụ công tác tái thiết các vùng, miền chịu thiệt hại nặng của đợt động đất và sóng thần vừa qua.
Đánh giá về cơ hội này, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang tận dụng rất tốt.
Trong 10 tháng của năm 2011, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất vào Nhật đạt hơn 748.000 tấn, trị giá 4.960 triệu USD (tăng 23,6% về giá trị). Đồng thời, hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang đặt nhà máy gia công, chế biến thủy sản tại Trung Quốc ngỏ ý muốn chuyển sang Việt Nam nếu Việt Nam đáp ứng được các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng của ngành này.
Ông Hòe kỳ vọng, nếu đón được làn sóng chuyến hướng đầu tư gia công này thì kế hoạch nâng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản cả nước lên 10 tỷ USD có điều kiện được hiện thực hóa.
Với kinh nghiệm của địa phương có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Huỳnh Khánh Hiệp chia sẻ, các doanh nghiệp Nhật Bản thường tìm hiểu rất kỹ đối tác trước khi quyết định hợp tác làm ăn, vì vậy đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có kết quả tốt khi làm ăn ở thị trường Mỹ, Tây Âu nhưng chưa có kết quả cao ở thị trường Nhật. Khó khăn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là những rào cản về kỹ thuật đối với sản phẩm lâm sản, thủy sản và đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người Nhật rất khắt khe, xem trọng các yếu tố chi tiết, độ bền, độ tin cậy và dịch vụ hậu mãi, phân phối kịp thời của nhà sản xuất… Ngoài ra hệ thống phân phối, hàng hóa vào thị trường Nhật phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông, khi đến tay người tiêu dùng có giá rất cao so với giá nhập, vì vậy các nhà sản xuất phải chào hàng với giá hợp lý, không lệ thuộc vào thông tin giá bán lẻ.
Để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với Nhật Bản trong thời gian tới, phát huy tối đa lợi thế của Hiệp định đối tác kinh tế 2 nước, ông Huỳnh Khánh Hiệp khuyến cáo, doanh nghiệp cần quan tâm thiết lập quan hệ tốt với các doanh nghiệp của Nhật Bản, tạo sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau; quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Nhật; chú ý xu hướng thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, nét văn hóa người dân bản xứ./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)