Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 17/3 đã quyết định nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính cho vay nhiều hơn.
Theo đó, BOJ tăng gấp đôi các khoản vay ngắn hạn lãi suất thấp dành cho các ngân hàng, lên mức 20.000 tỷ yen (220 tỷ USD), giữ nguyên mức lãi suất 0,1% được áp dụng từ tháng 12 năm 2008 cho tới nay.
Các số liệu công bố tuần trước cho thấy kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp hơn mức dự đoán được đưa ra trong quý 4 năm 2009.
Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong thời gian từ tháng 10-12 năm 2009, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 0,9%, thấp hơn so với mức dự đoán 1,1% trước đó.
Giới phân tích cho rằng số liệu trên gây áp lực khiến BOJ phải nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà phân tích nghi ngờ tính hiệu quả của chương trình cho vay chống giảm phát khi chưa giải quyết được nguyên nhân cơ bản dẫn tới giảm phát là mức cầu yếu.
Với mức lãi suất vốn đã thấp tới 0,1%, BOJ hiện không có nhiều điều kiện để điều chỉnh. Đối với bất kỳ nền kinh tế nào, tình trạng giảm phát kéo dài cũng khiến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chần chừ trong việc chi tiêu vì ai cũng hy vọng giá cả sẽ tiếp tục hạ.
Nhật Bản đã có thời gian dài phải vật lộn với tình trạng giảm phát. Thập niên 90 của thế kỷ trước được coi là “thập niên thua lỗ” của Nhật Bản bởi nước này đã phải trải qua cả chục năm đối phó với tình trạng giá cả sụt giảm sau khi thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán sụp đổ cuối thập niên 80./.
Theo đó, BOJ tăng gấp đôi các khoản vay ngắn hạn lãi suất thấp dành cho các ngân hàng, lên mức 20.000 tỷ yen (220 tỷ USD), giữ nguyên mức lãi suất 0,1% được áp dụng từ tháng 12 năm 2008 cho tới nay.
Các số liệu công bố tuần trước cho thấy kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thấp hơn mức dự đoán được đưa ra trong quý 4 năm 2009.
Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong thời gian từ tháng 10-12 năm 2009, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 0,9%, thấp hơn so với mức dự đoán 1,1% trước đó.
Giới phân tích cho rằng số liệu trên gây áp lực khiến BOJ phải nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà phân tích nghi ngờ tính hiệu quả của chương trình cho vay chống giảm phát khi chưa giải quyết được nguyên nhân cơ bản dẫn tới giảm phát là mức cầu yếu.
Với mức lãi suất vốn đã thấp tới 0,1%, BOJ hiện không có nhiều điều kiện để điều chỉnh. Đối với bất kỳ nền kinh tế nào, tình trạng giảm phát kéo dài cũng khiến người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chần chừ trong việc chi tiêu vì ai cũng hy vọng giá cả sẽ tiếp tục hạ.
Nhật Bản đã có thời gian dài phải vật lộn với tình trạng giảm phát. Thập niên 90 của thế kỷ trước được coi là “thập niên thua lỗ” của Nhật Bản bởi nước này đã phải trải qua cả chục năm đối phó với tình trạng giá cả sụt giảm sau khi thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán sụp đổ cuối thập niên 80./.
(TTXVN/Vietnam+)