Ngày 25/1, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết trong năm 2011, thâm hụt thương mại của nền kinh tế này là 2.490 tỷ yen (tương đương 32 tỷ USD) và đây là lần thâm hụt thương mại đầu tiên của đất nước Mặt Trời mọc kể từ năm 1980.
Những lí do chính của tình trạng này là thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái, đồng yen mạnh ảnh hưởng đến xuất khẩu trong khi giá nhiên liệu tăng làm tăng kim ngạch nhập khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2011 đã tăng 12% so với năm 2010, lên mức 68.050 tỷ yen (tương đương 875 tỷ USD), đặc biệt là đối với các mặt hàng dầu mỏ và khí hóa lỏng (LNG).
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu dầu thô tăng 21,3%, nhập khẩu LNG tăng 37,5% và nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu tăng 39,5%.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,7% xuống mức 65.660 tỷ yen (tương đương 843 tỷ USD) mà trong đó xuất khẩu ôtô giảm 10,6% còn xuất khẩu linh kiện điện tử giảm 14,2%.
Nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm đã nổi lên như là một siêu cường thương mại, luôn có được thặng dư thương mại lớn nhờ các mặt hàng xuất khẩu như ôtô, đồ điện tử.
Tuy nhiên, nhập khẩu năng lượng đối với quốc gia nghèo tài nguyên này đã tăng mạnh kể từ sau các thảm họa thiên nhiên động đất và sóng thần dẫn đến cuộc khủng hoảng nhà máy hạt nhân Fukushima đồng thời cũng khiến các chuỗi cung ứng sản xuất, lắp ráp khắp Nhật Bản bị gián đoạn.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các nhà giao dịch lao vào tìm kiếm sự an toàn ở đồng yen, đẩy giá trị đồng tiền này lên cao gây ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Giới phân tích kinh tế đang cảnh báo Nhật Bản sẽ phải "làm quen" với tình trạng thâm hụt thương mại trong dài hạn vì cho dù kinh tế có phục hồi, xuất khẩu vẫn khó bù đắp được nhập khẩu do quốc gia này phải phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, trong khi các giải pháp thay thế như năng lượng hạt nhân chưa thể khôi phục.
Cùng ngày 25/1, một thương hiệu ôtô nổi tiếng của Nhật Bản là Toyota Motor đã xác nhận họ đánh mất vị trí nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới trong năm 2011 khi doanh số chỉ là 7,95 triệu chiếc trên toàn cầu, giảm 6% so với năm 2010.
Những nguyên nhân chủ yếu là các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản cũng như tình trạng lụt lội tại Thái Lan. Đồng thời, Toyota Motor cũng chịu ảnh hưởng của việc đồng yen tăng giá.
Toyota Motor là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới kể từ năm 2008 và trong năm 2010, họ tiêu thụ được 8,42 triệu chiếc.
Nhưng trong năm 2011, Toyota Motor đã bị General Motors (Mỹ) vượt mặt với 9,03 triệu chiếc và thậm chí thương hiệu Nhật Bản này còn rơi xuống vị trí thứ tư.
Đứng vị trí thứ hai là Volkswagen (Đức) với doanh số 8,16 triệu chiếc và thứ ba là Renault (Pháp) với 8,03 triệu chiếc./.
Những lí do chính của tình trạng này là thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái, đồng yen mạnh ảnh hưởng đến xuất khẩu trong khi giá nhiên liệu tăng làm tăng kim ngạch nhập khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2011 đã tăng 12% so với năm 2010, lên mức 68.050 tỷ yen (tương đương 875 tỷ USD), đặc biệt là đối với các mặt hàng dầu mỏ và khí hóa lỏng (LNG).
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu dầu thô tăng 21,3%, nhập khẩu LNG tăng 37,5% và nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu tăng 39,5%.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,7% xuống mức 65.660 tỷ yen (tương đương 843 tỷ USD) mà trong đó xuất khẩu ôtô giảm 10,6% còn xuất khẩu linh kiện điện tử giảm 14,2%.
Nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm đã nổi lên như là một siêu cường thương mại, luôn có được thặng dư thương mại lớn nhờ các mặt hàng xuất khẩu như ôtô, đồ điện tử.
Tuy nhiên, nhập khẩu năng lượng đối với quốc gia nghèo tài nguyên này đã tăng mạnh kể từ sau các thảm họa thiên nhiên động đất và sóng thần dẫn đến cuộc khủng hoảng nhà máy hạt nhân Fukushima đồng thời cũng khiến các chuỗi cung ứng sản xuất, lắp ráp khắp Nhật Bản bị gián đoạn.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các nhà giao dịch lao vào tìm kiếm sự an toàn ở đồng yen, đẩy giá trị đồng tiền này lên cao gây ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Giới phân tích kinh tế đang cảnh báo Nhật Bản sẽ phải "làm quen" với tình trạng thâm hụt thương mại trong dài hạn vì cho dù kinh tế có phục hồi, xuất khẩu vẫn khó bù đắp được nhập khẩu do quốc gia này phải phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, trong khi các giải pháp thay thế như năng lượng hạt nhân chưa thể khôi phục.
Cùng ngày 25/1, một thương hiệu ôtô nổi tiếng của Nhật Bản là Toyota Motor đã xác nhận họ đánh mất vị trí nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới trong năm 2011 khi doanh số chỉ là 7,95 triệu chiếc trên toàn cầu, giảm 6% so với năm 2010.
Những nguyên nhân chủ yếu là các chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản cũng như tình trạng lụt lội tại Thái Lan. Đồng thời, Toyota Motor cũng chịu ảnh hưởng của việc đồng yen tăng giá.
Toyota Motor là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới kể từ năm 2008 và trong năm 2010, họ tiêu thụ được 8,42 triệu chiếc.
Nhưng trong năm 2011, Toyota Motor đã bị General Motors (Mỹ) vượt mặt với 9,03 triệu chiếc và thậm chí thương hiệu Nhật Bản này còn rơi xuống vị trí thứ tư.
Đứng vị trí thứ hai là Volkswagen (Đức) với doanh số 8,16 triệu chiếc và thứ ba là Renault (Pháp) với 8,03 triệu chiếc./.
(TTXVN/Vietnam+)