Sáng 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã ra sắc lệnh gồm ba điểm ngay sau sự kiện Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phóng vệ tinh.
Theo đó các Bộ liên quan liên tục thu thập và phân tích thông tin, cung cấp thông tin đầy đủ cho toàn dân nắm được diễn biến về vụ phóng này và sẵn sàng chuẩn bị cho các tình huống bất trắc có thể xảy ra.
Chính phủ Nhật Bản cho biết đã xác định được các điểm rơi của tên lửa Triều Tiên, gồm một điểm ở trên biển Hoàng Hải cách Bán đảo Triều Tiên 200km về phía Tây, một điểm ở biển Hoa Đông cách Bán Đảo Triều Tiên 300km về phía Tây Nam và một điểm ở Thái Bình Dương cách Philippines 300km về phía Đông.
[Nhật xác định điểm rơi của mảnh tên lửa Triều Tiên]
Cùng ngày, Đại sứ Nhật Bản tại Liên hợp quốc Tsuneo Nishida đã đề nghị Maroc - nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an, triệu tập họp khẩn cấp nhằm đưa ra phản ứng về vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết Hội đồng Bảo an sẽ họp vào 11h ngày 12/12 (17h giờ GMT) theo đề nghị của Nhật Bản và Mỹ.
Tuần trước, các cuộc họp trù bị giữa các quan chức ngoại giao bên trong và bên ngoài Hội đồng Bảo an đã được tiến hành. Báo Asahi của Nhật Bản đưa tin Nhật, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí đề nghị Hội đồng Bảo an tăng trừng phạt Triều Tiên lên bằng mức áp đặt với Iran, theo đó sẽ có thêm các tổ chức và cá nhân bị phong tỏa tài sản.
Phản ứng từ Seoul, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan cho biết chính phủ nước này lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, coi đây là hành động phớt lờ các cảnh báo trước đó của quốc tế, vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc và đe dọa hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên cũng như thế giới.
[Trung Quốc cũng lên án Triều Tiên phóng tên lửa]
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, bà Ileana Ros-Lehtinen cho rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là một hành động thách thức thế giới cũng như các đối tác đàm phán sáu bên bằng mối đe dọa tên lửa đạn đạo.
Bà Ros-Lehtinen kêu gọi tăng trừng phạt Triều Tiên, đồng thời tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc phòng giữa Washington với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm "kiềm chế mối đe dọa Triều Tiên."
Chính phủ New Zealand cũng lên án vụ phóng vệ tinh sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao Murray McCully cảnh báo hành động của Triều Tiên có thể làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và đẩy lùi các nỗ lực xây dựng hòa bình và ổn định trong khu vực.
New Zealand kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân, tập trung các nguồn lực vào cải thiện đời sống nhân dân và cam kết một cách xây dựng với cộng đồng quốc tế./.
Theo đó các Bộ liên quan liên tục thu thập và phân tích thông tin, cung cấp thông tin đầy đủ cho toàn dân nắm được diễn biến về vụ phóng này và sẵn sàng chuẩn bị cho các tình huống bất trắc có thể xảy ra.
Chính phủ Nhật Bản cho biết đã xác định được các điểm rơi của tên lửa Triều Tiên, gồm một điểm ở trên biển Hoàng Hải cách Bán đảo Triều Tiên 200km về phía Tây, một điểm ở biển Hoa Đông cách Bán Đảo Triều Tiên 300km về phía Tây Nam và một điểm ở Thái Bình Dương cách Philippines 300km về phía Đông.
[Nhật xác định điểm rơi của mảnh tên lửa Triều Tiên]
Cùng ngày, Đại sứ Nhật Bản tại Liên hợp quốc Tsuneo Nishida đã đề nghị Maroc - nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an, triệu tập họp khẩn cấp nhằm đưa ra phản ứng về vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết Hội đồng Bảo an sẽ họp vào 11h ngày 12/12 (17h giờ GMT) theo đề nghị của Nhật Bản và Mỹ.
Tuần trước, các cuộc họp trù bị giữa các quan chức ngoại giao bên trong và bên ngoài Hội đồng Bảo an đã được tiến hành. Báo Asahi của Nhật Bản đưa tin Nhật, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí đề nghị Hội đồng Bảo an tăng trừng phạt Triều Tiên lên bằng mức áp đặt với Iran, theo đó sẽ có thêm các tổ chức và cá nhân bị phong tỏa tài sản.
Phản ứng từ Seoul, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan cho biết chính phủ nước này lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, coi đây là hành động phớt lờ các cảnh báo trước đó của quốc tế, vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc và đe dọa hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên cũng như thế giới.
[Trung Quốc cũng lên án Triều Tiên phóng tên lửa]
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, bà Ileana Ros-Lehtinen cho rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là một hành động thách thức thế giới cũng như các đối tác đàm phán sáu bên bằng mối đe dọa tên lửa đạn đạo.
Bà Ros-Lehtinen kêu gọi tăng trừng phạt Triều Tiên, đồng thời tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc phòng giữa Washington với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm "kiềm chế mối đe dọa Triều Tiên."
Chính phủ New Zealand cũng lên án vụ phóng vệ tinh sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao Murray McCully cảnh báo hành động của Triều Tiên có thể làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và đẩy lùi các nỗ lực xây dựng hòa bình và ổn định trong khu vực.
New Zealand kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân, tập trung các nguồn lực vào cải thiện đời sống nhân dân và cam kết một cách xây dựng với cộng đồng quốc tế./.
(TTXVN)