Ngày 12/10, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda khẳng định nước này sẽ có hành động “mang tính quyết định” để chặn đà tăng giá của đồng yen, bao gồm cả khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Bộ trưởng Noda đã đưa ra tuyên bố trên chỉ một ngày sau khi tỷ giá yen/USD đã giảm xuống còn 81,37 yen, mức thấp nhất trong vòng 15 năm rưỡi qua trên thị trường Sydney (Australia), trong bối cảnh nhiều người cho rằng Mỹ sẽ nới lỏng hơn nữa tín dụng.
Ông Noda khẳng định: “Chúng tôi sẽ chú ý đặc biệt tới những biến động tỷ giá hối đoái và có hành động mang tính quyết định, bao gồm cả việc can thiệp vào thị trường ngoại hối, nếu cần."
Bộ trưởng Noda cũng nhấn mạnh tuần trước, các nền kinh tế chủ chốt của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí bất cứ biến động quá mức nào trên thị trường tiền tệ đều không có lợi cho nền kinh tế thế giới.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo tài chính đã đạt được thỏa thuận về việc hợp tác bình ổn thị trường tiền tệ tại hàng loạt các cuộc họp của G7 và các hội nghị quốc tế khác ở Washington, Mỹ.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa đã cảnh báo, việc các nước phát triển đua nhau nới lỏng chính sách tiền tệ có thể tạo ra bong bóng ở các nền kinh tế đang nổi bởi hành động đó gây ra sự chuyển dịch dòng vốn.
Theo ông Shirakawa, chính sách nới lỏng tiền tệ chưa có tiền lệ mà các nước như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đang thực hiện sẽ gây ra "hậu quả không lường trước được" nếu được duy trì trong một thời gian dài./.
Bộ trưởng Noda đã đưa ra tuyên bố trên chỉ một ngày sau khi tỷ giá yen/USD đã giảm xuống còn 81,37 yen, mức thấp nhất trong vòng 15 năm rưỡi qua trên thị trường Sydney (Australia), trong bối cảnh nhiều người cho rằng Mỹ sẽ nới lỏng hơn nữa tín dụng.
Ông Noda khẳng định: “Chúng tôi sẽ chú ý đặc biệt tới những biến động tỷ giá hối đoái và có hành động mang tính quyết định, bao gồm cả việc can thiệp vào thị trường ngoại hối, nếu cần."
Bộ trưởng Noda cũng nhấn mạnh tuần trước, các nền kinh tế chủ chốt của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí bất cứ biến động quá mức nào trên thị trường tiền tệ đều không có lợi cho nền kinh tế thế giới.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo tài chính đã đạt được thỏa thuận về việc hợp tác bình ổn thị trường tiền tệ tại hàng loạt các cuộc họp của G7 và các hội nghị quốc tế khác ở Washington, Mỹ.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa đã cảnh báo, việc các nước phát triển đua nhau nới lỏng chính sách tiền tệ có thể tạo ra bong bóng ở các nền kinh tế đang nổi bởi hành động đó gây ra sự chuyển dịch dòng vốn.
Theo ông Shirakawa, chính sách nới lỏng tiền tệ chưa có tiền lệ mà các nước như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đang thực hiện sẽ gây ra "hậu quả không lường trước được" nếu được duy trì trong một thời gian dài./.
Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)