Hầu hết các ý kiến góp ý của các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đồng tình với dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Về đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam, các ý kiến đóng góp đều nhất trí với đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương về quá trình cách mạng và 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho đến nay.
Một số ý kiến đề nghị cần đánh giá sâu, rõ ràng hơn những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh giành độc lập để khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.
Các ý kiến cũng thống nhất cao về những định hướng lớn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị cũng như định hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân...
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Quang Nam, Hiệu trưởng trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ (tỉnh Bắc Ninh) nêu rõ một số nội dung về nhận diện mô hình nền kinh tế của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Theo ông Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tháng 6/1991 thông qua.
Thực hiện Cương lĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế giới đánh giá cao những thành tựu to lớn nhà nước ta đã đạt được. Nhất là Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ giai đoạn phát triển thấp lên giai đoạn phát triển cao và có những thay đổi về chất của nền kinh tế.
Tuy nhiên, đến nay, mô hình phát triển kinh tế của nước ta đang bộc lộ những khuyết tật cần nhìn nhận một cách toàn diện trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Từ đó định hướng một mô hình kinh tế tối ưu cho đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Về mục tiêu tổng quát, kế thừa và phát triển tư tưởng đúng đắn của Cương lĩnh 1991, dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) xác định mục tiêu tổng quát kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh."
Ông Nam đề nghị bổ sung cụm từ “đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững” sau cụm từ “văn hóa phù hợp” (tại trang 8, dòng 1 từ trên xuống). Bởi vì, cả về lý luận và thực tiễn, tăng trưởng và phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay.
Với Việt Nam, sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với những thành tựu to lớn, cũng bộc lộ những nguy cơ tăng trưởng và phát triển thiếu tính bền vững. Biểu hiện như môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng, thậm chí bị hủy hoại; tài nguyên ngày càng cạn kiệt; có nơi nông dân khai hoang trên đất doanh nghiệp đã thuê. Do vậy, quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững cần phải được ghi rõ trong Cương lĩnh để quán triệt và thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ông Nam kiến nghị, mục tiêu tổng quát kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.
Về định hướng mô hình phát triển kinh tế, dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng xác định lộ trình từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (trang 8).
Ông Nam đưa ra một số vấn đề tiếp cận mới để làm rõ định hướng mô hình phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận diện mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Định hướng xây dựng nền kinh tế là sự xác định phương hướng vận động phát triển của một phương thức sản xuất hay của một mô hình kinh tế. Đối với nước ta trong thời kỳ quá độ, định hướng đó là rất quan trọng bởi vì định hướng ấy đúng hay sai sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế theo quy luật trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Sự phát triển của một mô hình kinh tế trước hết do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Vì vậy, định hướng nền kinh tế, trước hết là định hướng phát triển của lực lượng sản xuất chứ không phải là tỷ lệ tăng trưởng số lượng hàng nằm bằng bất kỳ giá nào.
Để định hướng nền kinh tế, ông Nam cho rằng, chúng ta cần phải nhận thức rõ sự kết hợp giữa hai yếu tố: trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong nước và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, đặc biệt là các nước phát triển nhất trên thế giới hiện nay. Đó còn là cơ sở để đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất hiện đại và thể chế quản lý nhà nước.
Nhận thức định hướng nền kinh tế như vậy là biện chứng và khoa học, hoàn toàn khác với nhận thức định hướng nền kinh tế chỉ là định hướng chính trị. Quan niệm “cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng chính trị và sự tác động của chính trị thúc đẩy kinh tế” là theo duy vật lịch sử. Còn quan niệm “chính trị quyết định kinh tế” là chủ quan, duy ý chí, không tính đến thực trạng kinh tế trước mắt của dân tộc và thời đại.
Ông Nam cũng đề cập tới tiếp cận về mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam, những ưu thế của thời đại hiện nay để định hướng chiến lược cho nền kinh tế Việt Nam, tiếp cận về địa kinh tế và chính trị và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội...
Đề cập cụ thể trong lĩnh vực văn hóa, trong đó chủ yếu là các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng làng, khu phố văn hóa (nội dung trọng tâm trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng đời sống văn hóa"), ông Đặng Hùng ở Thái Bình cho rằng, đây là cuộc vận động cách mạng rộng lớn mang tính toàn dân, toàn diện, khơi dậy truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng, vươn lên tự làm chủ cuộc sống bản thân, gia đình đến làm chủ cộng đồng, làm chủ xã hội.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là thành tố quan trọng trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Đảng và Nhà nước phát động. Phương châm của cuộc vận động là: “Lấy sức dân, cùng Nhà nước chăm lo cuộc sống của nhân dân”- là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cụ thể hóa chủ trương: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ngay từ địa bàn khu dân cư."
Theo ông Hùng, với 6 nội dung toàn diện, thiết thực là đoàn kết giúp nhau làm kinh tế; chăm lo các gia đình có công với nước; phát huy quyền làm chủ ở cơ sở; xây dựng khu dân cư (làng) văn hóa và gia đình văn hóa; chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của từng tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.
Để tiếp tục triển khai phong trào đạt hiệu quả cao, ông Hùng kiến nghị, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng làng, khu phố văn hóa, đồng thời nhà nước cần có các chính sách đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao.../.
Về đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam, các ý kiến đóng góp đều nhất trí với đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương về quá trình cách mạng và 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho đến nay.
Một số ý kiến đề nghị cần đánh giá sâu, rõ ràng hơn những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh giành độc lập để khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.
Các ý kiến cũng thống nhất cao về những định hướng lớn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị cũng như định hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân...
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Quang Nam, Hiệu trưởng trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ (tỉnh Bắc Ninh) nêu rõ một số nội dung về nhận diện mô hình nền kinh tế của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Theo ông Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tháng 6/1991 thông qua.
Thực hiện Cương lĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế giới đánh giá cao những thành tựu to lớn nhà nước ta đã đạt được. Nhất là Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ giai đoạn phát triển thấp lên giai đoạn phát triển cao và có những thay đổi về chất của nền kinh tế.
Tuy nhiên, đến nay, mô hình phát triển kinh tế của nước ta đang bộc lộ những khuyết tật cần nhìn nhận một cách toàn diện trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Từ đó định hướng một mô hình kinh tế tối ưu cho đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Về mục tiêu tổng quát, kế thừa và phát triển tư tưởng đúng đắn của Cương lĩnh 1991, dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) xác định mục tiêu tổng quát kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh."
Ông Nam đề nghị bổ sung cụm từ “đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững” sau cụm từ “văn hóa phù hợp” (tại trang 8, dòng 1 từ trên xuống). Bởi vì, cả về lý luận và thực tiễn, tăng trưởng và phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay.
Với Việt Nam, sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cùng với những thành tựu to lớn, cũng bộc lộ những nguy cơ tăng trưởng và phát triển thiếu tính bền vững. Biểu hiện như môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng, thậm chí bị hủy hoại; tài nguyên ngày càng cạn kiệt; có nơi nông dân khai hoang trên đất doanh nghiệp đã thuê. Do vậy, quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững cần phải được ghi rõ trong Cương lĩnh để quán triệt và thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ông Nam kiến nghị, mục tiêu tổng quát kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.
Về định hướng mô hình phát triển kinh tế, dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng xác định lộ trình từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (trang 8).
Ông Nam đưa ra một số vấn đề tiếp cận mới để làm rõ định hướng mô hình phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận diện mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Định hướng xây dựng nền kinh tế là sự xác định phương hướng vận động phát triển của một phương thức sản xuất hay của một mô hình kinh tế. Đối với nước ta trong thời kỳ quá độ, định hướng đó là rất quan trọng bởi vì định hướng ấy đúng hay sai sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế theo quy luật trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
Sự phát triển của một mô hình kinh tế trước hết do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Vì vậy, định hướng nền kinh tế, trước hết là định hướng phát triển của lực lượng sản xuất chứ không phải là tỷ lệ tăng trưởng số lượng hàng nằm bằng bất kỳ giá nào.
Để định hướng nền kinh tế, ông Nam cho rằng, chúng ta cần phải nhận thức rõ sự kết hợp giữa hai yếu tố: trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong nước và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, đặc biệt là các nước phát triển nhất trên thế giới hiện nay. Đó còn là cơ sở để đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất hiện đại và thể chế quản lý nhà nước.
Nhận thức định hướng nền kinh tế như vậy là biện chứng và khoa học, hoàn toàn khác với nhận thức định hướng nền kinh tế chỉ là định hướng chính trị. Quan niệm “cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng chính trị và sự tác động của chính trị thúc đẩy kinh tế” là theo duy vật lịch sử. Còn quan niệm “chính trị quyết định kinh tế” là chủ quan, duy ý chí, không tính đến thực trạng kinh tế trước mắt của dân tộc và thời đại.
Ông Nam cũng đề cập tới tiếp cận về mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam, những ưu thế của thời đại hiện nay để định hướng chiến lược cho nền kinh tế Việt Nam, tiếp cận về địa kinh tế và chính trị và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội...
Đề cập cụ thể trong lĩnh vực văn hóa, trong đó chủ yếu là các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng làng, khu phố văn hóa (nội dung trọng tâm trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng đời sống văn hóa"), ông Đặng Hùng ở Thái Bình cho rằng, đây là cuộc vận động cách mạng rộng lớn mang tính toàn dân, toàn diện, khơi dậy truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng, vươn lên tự làm chủ cuộc sống bản thân, gia đình đến làm chủ cộng đồng, làm chủ xã hội.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là thành tố quan trọng trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Đảng và Nhà nước phát động. Phương châm của cuộc vận động là: “Lấy sức dân, cùng Nhà nước chăm lo cuộc sống của nhân dân”- là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cụ thể hóa chủ trương: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ngay từ địa bàn khu dân cư."
Theo ông Hùng, với 6 nội dung toàn diện, thiết thực là đoàn kết giúp nhau làm kinh tế; chăm lo các gia đình có công với nước; phát huy quyền làm chủ ở cơ sở; xây dựng khu dân cư (làng) văn hóa và gia đình văn hóa; chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của từng tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.
Để tiếp tục triển khai phong trào đạt hiệu quả cao, ông Hùng kiến nghị, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng làng, khu phố văn hóa, đồng thời nhà nước cần có các chính sách đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao.../.
(TTXVN/Vietnam+)