Theo một nghiên cứu vừa công bố của hãng tin tài chính Bloomberg, các nhiên liệu sinh học được sản xuất từ rác thải nông nghiệp có thể thúc đẩy mạnh nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) và tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người dân châu Âu.
Báo cáo nghiên cứu của Bloomberg cho biết nhiên liệu sinh học do các công ty của châu Âu và Trung Quốc phát triển có thể giúp giảm sự phụ thuộc của EU vào các nguồn năng lượng nhập khẩu bằng cách thay thế tới 65% khối lượng nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu của khối này từ bên ngoài.
Nghiên cứu cho thấy các nhiên liệu thế hệ mới có thể giúp tạo ra 1 triệu việc làm cho người lao động EU trong một thập kỷ tới.
Trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao tới 10%, các sản phẩm nhiên liệu sinh học có thể được coi là một giải pháp trong nỗ lực giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động.
Theo Bloomberg, việc phát triển ngành nhiên liệu sinh học từ rác thải nông nghiệp có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới của châu Âu, đem lại nguồn thu 31 tỷ euro mỗi năm vào năm 2020.
Sau 10 năm nghiên cứu, các công ty Đan Mạch và Trung Quốc đã có thể sử dụng các enzim công nghiệp để phân huỷ rác thải nông nghiệp, như ngô và lúa mì, và biến thứ sinh khối này thành các nhiên liệu thế hệ thứ hai.
Công ty Novozymes của Đan Mạch đã tham gia đối tác với công ty xuất nhập khẩu dầu và thực phẩm COFCO lớn nhất của Trung Quốc, và tập đoàn năng lượng Sinopec cùng của Trung Quốc để phát triển các nhiên liệu sinh học./.
Báo cáo nghiên cứu của Bloomberg cho biết nhiên liệu sinh học do các công ty của châu Âu và Trung Quốc phát triển có thể giúp giảm sự phụ thuộc của EU vào các nguồn năng lượng nhập khẩu bằng cách thay thế tới 65% khối lượng nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu của khối này từ bên ngoài.
Nghiên cứu cho thấy các nhiên liệu thế hệ mới có thể giúp tạo ra 1 triệu việc làm cho người lao động EU trong một thập kỷ tới.
Trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao tới 10%, các sản phẩm nhiên liệu sinh học có thể được coi là một giải pháp trong nỗ lực giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động.
Theo Bloomberg, việc phát triển ngành nhiên liệu sinh học từ rác thải nông nghiệp có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới của châu Âu, đem lại nguồn thu 31 tỷ euro mỗi năm vào năm 2020.
Sau 10 năm nghiên cứu, các công ty Đan Mạch và Trung Quốc đã có thể sử dụng các enzim công nghiệp để phân huỷ rác thải nông nghiệp, như ngô và lúa mì, và biến thứ sinh khối này thành các nhiên liệu thế hệ thứ hai.
Công ty Novozymes của Đan Mạch đã tham gia đối tác với công ty xuất nhập khẩu dầu và thực phẩm COFCO lớn nhất của Trung Quốc, và tập đoàn năng lượng Sinopec cùng của Trung Quốc để phát triển các nhiên liệu sinh học./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)