Ngày 3/7, 46 công ty Hàn Quốc có nhà máy tại khu công nghiệp chung Kaesong đã yêu cầu chính phủ có biện pháp cần thiết và hỗ trợ chuyển các nhà máy sản xuất của họ về Seoul, hoặc ra nước ngoài.
Phát biểu với các phóng viên, ông Kim Hak-Kwon - đồng Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp, đại diện cho 46 công ty sản xuất phụ tùng máy móc và linh kiện điện tử tại Kaesong - cho biết các công ty này đã nhiều lần yêu cầu được tới Kaesong để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa dây chuyền sản xuất sau khi phải tạm ngừng hoạt động theo lệnh đóng cửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, các đề nghị này đều không được cả Seoul và Bình Nhưỡng chấp nhận.
Do vậy, theo ông Kim, 46 công ty này quyết định chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Kaesong với lý do dây chuyền sản xuất phụ tùng máy móc và linh kiện điện tử rất dễ bị ẩm mốc trong điều kiện khí hậu gió mùa và thiếu công tác bảo dưỡng.
Trước đó, ngày 20/6, các công ty này cũng đã cảnh báo sẽ ra "quyết định quan trọng" nhằm phản đối việc đóng cửa kéo dài đối với khu công nghiệp chung Kaesong ở biên giới Triều Tiên.
Hồi tháng Tư vừa qua, Bình Nhưỡng đã quyết định đóng cửa Kaesong và rút toàn bộ 53.000 công nhân Triều Tiên đang làm việc cho 123 công ty của Hàn Quốc tại đây.
Cuối tháng Tư, Seoul cũng rút các nhân viên Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp này, sau khi Bình Nhưỡng phản đối đề nghị của Seoul tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên.
Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Kaesong kể từ khi dự án hợp tác liên Triều này chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2004./.
Phát biểu với các phóng viên, ông Kim Hak-Kwon - đồng Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp, đại diện cho 46 công ty sản xuất phụ tùng máy móc và linh kiện điện tử tại Kaesong - cho biết các công ty này đã nhiều lần yêu cầu được tới Kaesong để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa dây chuyền sản xuất sau khi phải tạm ngừng hoạt động theo lệnh đóng cửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, các đề nghị này đều không được cả Seoul và Bình Nhưỡng chấp nhận.
Do vậy, theo ông Kim, 46 công ty này quyết định chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Kaesong với lý do dây chuyền sản xuất phụ tùng máy móc và linh kiện điện tử rất dễ bị ẩm mốc trong điều kiện khí hậu gió mùa và thiếu công tác bảo dưỡng.
Trước đó, ngày 20/6, các công ty này cũng đã cảnh báo sẽ ra "quyết định quan trọng" nhằm phản đối việc đóng cửa kéo dài đối với khu công nghiệp chung Kaesong ở biên giới Triều Tiên.
Hồi tháng Tư vừa qua, Bình Nhưỡng đã quyết định đóng cửa Kaesong và rút toàn bộ 53.000 công nhân Triều Tiên đang làm việc cho 123 công ty của Hàn Quốc tại đây.
Cuối tháng Tư, Seoul cũng rút các nhân viên Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp này, sau khi Bình Nhưỡng phản đối đề nghị của Seoul tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên viên.
Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Kaesong kể từ khi dự án hợp tác liên Triều này chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2004./.
(TTXVN)