Chiều mùng 6 Tết, anh Khánh từ quê lên Hà Nội, tiện rẽ vào ăn tại một quán phở trong bến xe Mỹ Đình, khi trả tiền anh mới biết một bát phở giá tới 50.000 đồng. “Bình thường mình vẫn biết ăn ở bến xe đắt nhưng mà không ngờ lại đắt đến thế,” anh than thở.
Không chỉ có bến xe, nhân dịp đầu năm, chưa có nhiều hàng ăn uống mở cửa nên những cửa hàng ăn nhỏ tranh thủ tăng giá, đặc biệt là các hàng kinh doanh xung quanh khu vực chùa chiền, lễ hội.
Đầu năm đi lễ chùa Hà, chị Hoa ghé vào gần chùa ăn bát bún ốc, đứng dậy chị ngỡ ngàng khi phải trả tới 40.000 đồng. Một số khách hàng bức xúc phàn nàn thì chủ hàng thản nhiên trả lời: "Tết cái gì chả tăng!"
Ngay tại khu vực phố cổ, giá dịch vụ cũng cao ngất ngưởng, bún ốc, bún riêu đều lên tới 40.000-50.000 đồng/bát, gấp đôi so với ngày thường. Chị Lan (Phủ Doãn, Hoàn Kiếm) kể: "Những ngày sau Tết chưa nhiều chỗ bán hàng ăn nên khách hàng toàn bị ép giá. Buổi sáng ăn một đĩa bánh cuốn hoặc một bán bún ốc mà hết những 60.000 đồng. Còn đi ăn hải sản ở phố Cầu Gỗ giá đắt gấp đôi, gấp ba ngày thường."
Tại các khu vực đông sinh viên như Cầu Giấy, Thanh Xuân, đường Láng... cũng chung "số phận" vì nhà hàng còn chờ sinh viên nghỉ Tết lên mới mở cửa hàng.
Bạn Thu Hoài, sinh viên cao học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, xuống Hà Nội sớm phàn nàn: “Sinh viên chưa đi học nên các hàng ăn cũng chưa mở cửa, có mấy hàng mở thì tha hồ chặt chém, mỗi suất ăn ít nhất phải 30.000 đồng. Giá quá cao nên mình chỉ dám ăn một bữa ở ngoài, còn lại mình ăn mì ở phòng cho tiết kiệm.”
Dân công sở cũng chung nỗi thấp thỏm lo lắng về bữa trưa, vừa khó tìm chỗ ăn vừa chịu giá đắt.
Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng tranh thủ "chặt chém" như thế, một số cửa hàng ăn vẫn giữ giá hoặc chỉ tăng nhẹ để giữ khách. Anh Hưng, một người bán phở cuốn ở khu vực phố Trúc Bạch, cho biết mặc dù thực phẩm có tăng nhưng cửa hàng không tăng giá. “Cửa hàng tôi bán lâu năm có uy tín rồi, toàn khách quen cả, bán cho khách để lần sau họ còn quay lại chứ," anh Hưng cười nói.
Ngoài hàng ăn, uống, các dịch vụ khác cũng tăng không kém, đặc biệt là dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy. Ở các địa điểm có "truyền thống" chặt chém khách như: công viên Thủ Lệ, chùa Hà, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Bảo tàng Dân tộc học… thì dịp lễ, Tết nào người dân cũng phải chịu những cái giá cắt cổ, từ 15.000-30.000 đồng/xe.
Trước tình trạng này, khi đi ăn uống hoặc gửi xe nhiều người dân đã thỏa thuận, hỏi giá trước để tránh tình trạng ăn xong, gửi xe xong mới ngỡ ngàng vì giá quá cao./.
Không chỉ có bến xe, nhân dịp đầu năm, chưa có nhiều hàng ăn uống mở cửa nên những cửa hàng ăn nhỏ tranh thủ tăng giá, đặc biệt là các hàng kinh doanh xung quanh khu vực chùa chiền, lễ hội.
Đầu năm đi lễ chùa Hà, chị Hoa ghé vào gần chùa ăn bát bún ốc, đứng dậy chị ngỡ ngàng khi phải trả tới 40.000 đồng. Một số khách hàng bức xúc phàn nàn thì chủ hàng thản nhiên trả lời: "Tết cái gì chả tăng!"
Ngay tại khu vực phố cổ, giá dịch vụ cũng cao ngất ngưởng, bún ốc, bún riêu đều lên tới 40.000-50.000 đồng/bát, gấp đôi so với ngày thường. Chị Lan (Phủ Doãn, Hoàn Kiếm) kể: "Những ngày sau Tết chưa nhiều chỗ bán hàng ăn nên khách hàng toàn bị ép giá. Buổi sáng ăn một đĩa bánh cuốn hoặc một bán bún ốc mà hết những 60.000 đồng. Còn đi ăn hải sản ở phố Cầu Gỗ giá đắt gấp đôi, gấp ba ngày thường."
Tại các khu vực đông sinh viên như Cầu Giấy, Thanh Xuân, đường Láng... cũng chung "số phận" vì nhà hàng còn chờ sinh viên nghỉ Tết lên mới mở cửa hàng.
Bạn Thu Hoài, sinh viên cao học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, xuống Hà Nội sớm phàn nàn: “Sinh viên chưa đi học nên các hàng ăn cũng chưa mở cửa, có mấy hàng mở thì tha hồ chặt chém, mỗi suất ăn ít nhất phải 30.000 đồng. Giá quá cao nên mình chỉ dám ăn một bữa ở ngoài, còn lại mình ăn mì ở phòng cho tiết kiệm.”
Dân công sở cũng chung nỗi thấp thỏm lo lắng về bữa trưa, vừa khó tìm chỗ ăn vừa chịu giá đắt.
Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng tranh thủ "chặt chém" như thế, một số cửa hàng ăn vẫn giữ giá hoặc chỉ tăng nhẹ để giữ khách. Anh Hưng, một người bán phở cuốn ở khu vực phố Trúc Bạch, cho biết mặc dù thực phẩm có tăng nhưng cửa hàng không tăng giá. “Cửa hàng tôi bán lâu năm có uy tín rồi, toàn khách quen cả, bán cho khách để lần sau họ còn quay lại chứ," anh Hưng cười nói.
Ngoài hàng ăn, uống, các dịch vụ khác cũng tăng không kém, đặc biệt là dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy. Ở các địa điểm có "truyền thống" chặt chém khách như: công viên Thủ Lệ, chùa Hà, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Bảo tàng Dân tộc học… thì dịp lễ, Tết nào người dân cũng phải chịu những cái giá cắt cổ, từ 15.000-30.000 đồng/xe.
Trước tình trạng này, khi đi ăn uống hoặc gửi xe nhiều người dân đã thỏa thuận, hỏi giá trước để tránh tình trạng ăn xong, gửi xe xong mới ngỡ ngàng vì giá quá cao./.
Hồng Kiều (Vietnam+)