Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, một số loài động vật quý hiếm như voi, bò tót, tê giác hai sừng, hươu sao, cheo cheo, voọc mông trắng không còn xuất hiện tại các khu rừng bảo tồn thiên nhiên của tỉnh.
Cách đây khoảng 5-7 năm, những loài động vật quý kể trên còn xuất hiện tại các cánh rừng đặc dụng Sốp Cộp, Tà Xùa, Copia, Xuân Nha, Mường Giôn và được ghi vào sách đỏ động vật quý hiếm của Việt Nam.
Hệ động vật có xương sống ở cạn thuộc địa bàn miền núi tỉnh Sơn La có 4 lớp với tổng số 458 loài. Hiện nay, sự đa dạng sinh thái của tỉnh Sơn La bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhiều nguyên nhân, nhiều loài động vật có nguy cơ biên mất.
Điển hình như nai là loài thú lớn, trước kia loài thú này ở các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Phù Yên có mật độ 1con/1ha, nhưng đến nay gần như bị tuyệt diệt.
Một nhân viên kiểm lâm cho biết các loài động vật đặc hữu như vượn đen, voọc xám, voọc má trắng, voọc quần dài, hổ, báo ngày càng khó gặp ở các khu rừng bảo tồn thiên nhiên. Ngay cả loài chim phổ biến ở Sơn La cách đây vài chục năm như niệc cổ nhung, triết bụng vàng, công, gà lôi tía, gà tiên phân bố nhiều ở khu vực đèo Pha Đin, do người dân phá rừng làm nương, nay càng hiếm gặp.
Trên thực tế, sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên, săn bắn bừa bãi của con người đã làm cho nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ biến mất trên địa bàn tỉnh Sơn La./.
Cách đây khoảng 5-7 năm, những loài động vật quý kể trên còn xuất hiện tại các cánh rừng đặc dụng Sốp Cộp, Tà Xùa, Copia, Xuân Nha, Mường Giôn và được ghi vào sách đỏ động vật quý hiếm của Việt Nam.
Hệ động vật có xương sống ở cạn thuộc địa bàn miền núi tỉnh Sơn La có 4 lớp với tổng số 458 loài. Hiện nay, sự đa dạng sinh thái của tỉnh Sơn La bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhiều nguyên nhân, nhiều loài động vật có nguy cơ biên mất.
Điển hình như nai là loài thú lớn, trước kia loài thú này ở các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Phù Yên có mật độ 1con/1ha, nhưng đến nay gần như bị tuyệt diệt.
Một nhân viên kiểm lâm cho biết các loài động vật đặc hữu như vượn đen, voọc xám, voọc má trắng, voọc quần dài, hổ, báo ngày càng khó gặp ở các khu rừng bảo tồn thiên nhiên. Ngay cả loài chim phổ biến ở Sơn La cách đây vài chục năm như niệc cổ nhung, triết bụng vàng, công, gà lôi tía, gà tiên phân bố nhiều ở khu vực đèo Pha Đin, do người dân phá rừng làm nương, nay càng hiếm gặp.
Trên thực tế, sự suy giảm diện tích rừng tự nhiên, săn bắn bừa bãi của con người đã làm cho nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ biến mất trên địa bàn tỉnh Sơn La./.
Điêu Chính Tới (TTXVN/Vietnam+)