Sau đúng một năm kể từ ngày công bố quy hoạch xây dựng vùng du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (tháng 6/2011), tỉnh Thái Nguyên đã chấp thuận chủ trương đầu tư vào khu vực này 12 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 10.000 tỷ đồng; diện tích đất sử dụng cho các dự án hơn 1.000ha.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài dự án đầu tư đường đô thị Đán-Hồ Núi Cốc và dự án bến tàu du lịch đã chính thức khởi công xây dựng thì hầu hết các dự án khác đều chậm tiến độ, chưa có các thủ tục về quy hoạch, thu hồi đất, cấp phép xây dựng...
Theo thống kê sơ bộ của Ban Quản lý khu du lịch vùng hồ Núi Cốc, hiện mới có Dự án Khu du lịch sinh thái và an dưỡng đường Trường Sinh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Trường Sinh tại xã Phúc Xuân (thành phố Thái Nguyên) và Dự án Khu du lịch sinh thái vui chơi có thưởng hồ Núi Cốc của Công ty cổ phần đầu tư phát triển hồ Núi Cốc tại xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên) hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ xây dựng 1/500 và quy hoạch tỷ lệ 1/2000.
Một số dự án khác như Khu du lịch sinh thái-vui chơi-giải trí-nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Nam Hồ Núi Cốc, tổ hợp du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng và dược liệu hồ Núi Cốc..., mới đang trong giai đoạn thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết.
Ông Phạm Đức Toàn, Trưởng Ban Quản lý khu du lịch vùng hồ Núi Cốc cho biết một số dự án chưa triển khai hoặc triển khai chậm do tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa đảm bảo. Mặt khác, quy hoạch vùng du lịch hồ Núi Cốc mới mang tính chất định hướng với quy hoạch tỷ lệ 1/10.000 khiến công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 triển khai chậm.
Ngoài ra, ông Toàn cũng cho biết trong quy hoạch vùng đã định hướng xây dựng phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nhưng lại chưa có quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành tỷ lệ 1/2000 nên rất khó xác định các điểm đấu nối cho việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
Để tháo gỡ các khó khăn này cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Ban Quản lý kiến nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cho lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, có chính sách ổn định dân cư trong vùng quy hoạch, ổn định mực nước Hồ Núi Cốc, đồng thời có hướng cải tạo, nâng cấp, nạo vét lòng hồ, duy trì nguồn nước tới công trình các dự án du lịch, tổ chức tôn tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên hồ Núi Cốc, đặc biệt là các cảnh quan đặc trưng như đảo Cò, vùng chè Tân Cương, hệ sinh thái hồ Núi Cốc.
Theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, vùng du lịch trọng điểm Quốc gia hồ Núi Cốc có tổng diện tích gần 19.000ha bao gồm chín xã và một thị trấn thuộc thành phố Thái Nguyên và hai huyện Đại Từ, Phổ Yên với các khu chức năng: du lịch, thể thao, thương mại dịch vụ tổng hợp; khu giải trí, sân golf, du lịch sinh thái, vui chơi có thưởng; trung tâm hành chính mới và du lịch sinh thái; khu lâm viên, rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.../.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài dự án đầu tư đường đô thị Đán-Hồ Núi Cốc và dự án bến tàu du lịch đã chính thức khởi công xây dựng thì hầu hết các dự án khác đều chậm tiến độ, chưa có các thủ tục về quy hoạch, thu hồi đất, cấp phép xây dựng...
Theo thống kê sơ bộ của Ban Quản lý khu du lịch vùng hồ Núi Cốc, hiện mới có Dự án Khu du lịch sinh thái và an dưỡng đường Trường Sinh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại và dịch vụ Trường Sinh tại xã Phúc Xuân (thành phố Thái Nguyên) và Dự án Khu du lịch sinh thái vui chơi có thưởng hồ Núi Cốc của Công ty cổ phần đầu tư phát triển hồ Núi Cốc tại xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên) hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ xây dựng 1/500 và quy hoạch tỷ lệ 1/2000.
Một số dự án khác như Khu du lịch sinh thái-vui chơi-giải trí-nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Nam Hồ Núi Cốc, tổ hợp du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng và dược liệu hồ Núi Cốc..., mới đang trong giai đoạn thuê tư vấn lập quy hoạch chi tiết.
Ông Phạm Đức Toàn, Trưởng Ban Quản lý khu du lịch vùng hồ Núi Cốc cho biết một số dự án chưa triển khai hoặc triển khai chậm do tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa đảm bảo. Mặt khác, quy hoạch vùng du lịch hồ Núi Cốc mới mang tính chất định hướng với quy hoạch tỷ lệ 1/10.000 khiến công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 triển khai chậm.
Ngoài ra, ông Toàn cũng cho biết trong quy hoạch vùng đã định hướng xây dựng phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nhưng lại chưa có quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành tỷ lệ 1/2000 nên rất khó xác định các điểm đấu nối cho việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
Để tháo gỡ các khó khăn này cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Ban Quản lý kiến nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cho lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, có chính sách ổn định dân cư trong vùng quy hoạch, ổn định mực nước Hồ Núi Cốc, đồng thời có hướng cải tạo, nâng cấp, nạo vét lòng hồ, duy trì nguồn nước tới công trình các dự án du lịch, tổ chức tôn tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên hồ Núi Cốc, đặc biệt là các cảnh quan đặc trưng như đảo Cò, vùng chè Tân Cương, hệ sinh thái hồ Núi Cốc.
Theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, vùng du lịch trọng điểm Quốc gia hồ Núi Cốc có tổng diện tích gần 19.000ha bao gồm chín xã và một thị trấn thuộc thành phố Thái Nguyên và hai huyện Đại Từ, Phổ Yên với các khu chức năng: du lịch, thể thao, thương mại dịch vụ tổng hợp; khu giải trí, sân golf, du lịch sinh thái, vui chơi có thưởng; trung tâm hành chính mới và du lịch sinh thái; khu lâm viên, rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.../.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN)