Từ ngày 16-18/12, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành chi trả đợt 1 tiền bồi thường của Công ty Vedan cho các hộ nông dân bị thiệt hại ở bốn xã Tân Phước, Phước Hòa, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ (huyện Tân Thành) do hành vi xả thải trộm của công ty này gây ra.
Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân ở xã Mỹ Xuân đã không chịu nhận tiền bồi thường, nhưng đến trưa 16/12 đã có 14 hộ dân xã này nhận tiền bồi thường. Trong khi ba xã còn lại, việc nhận tiền diễn ra suôn sẻ.
Sau khi Công ty Vedan chuyển 50% số tiền bồi thường thiệt hại cho nông dân huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), bốn xã và thị trấn trên đã niêm yết danh sách để các hộ dân xem xét trước khi nhận tiền.
Tuy nhiên, trong thời gian này, nhiều hộ dân ở xã Tân Phước, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ đã làm đơn kiến nghị tập thể cho rằng tỷ lệ phân chia tiền bồi thường của Công ty Vedan theo đề xuất của Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) là chưa hợp lý.
Cụ thể, các hộ dân này cho rằng cách tính chi trả thiệt hại dựa theo phạm vi thiệt hại và mức độ ô nhiễm ở từng xã là không đúng vì khi bị ô nhiễm, tôm, cá của các hộ nuôi đều bị thiệt hại như nhau chứ không có chuyện chỗ này bị thiệt hại nhiều hơn chỗ khác.
Theo Viện Môi trường và Tài nguyên, mức độ thiệt hại từ nguồn thải Vedan gây ra cho xã Mỹ Xuân là 77%, Phú Mỹ là 26,3%, Phước Hòa và Tân Phước cùng thiệt hại 8,75% và chi trả bồi thường cũng dựa theo mức độ thiệt hại này. Với cách tính này, chênh lệch bồi thường giữa các xã còn lại với xã Mỹ Xuân sẽ rất lớn và nông dân ở ba xã còn lại bị thiệt thòi.
Trước kiến nghị của các hộ dân ba xã trên, Ban Chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Tân Thành đã tổ chức nhiều cuộc họp để tìm ra phương án chia tiền hợp lý đảm bảo tính khoa học nhất.
Sau nhiều ngày, phương án cuối cùng được chọn là lấy số tiền mỗi hộ dân kê khai thiệt hại (đã được Viện Tài nguyên và Môi trường thẩm định) trước đây nhân với 24,7% sẽ ra số tiền mỗi hộ được nhận (24,7% là tỉ lệ số tiền thực đòi được Công ty Vedan là hơn 53,3 tỷ đồng so với tổng thiệt hại đã được thống kê, thẩm tra là 216 tỷ đồng.
Sau khi chọn phương án trên, từ ngày 9/12, Ban Chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường tỉnh đã cho niêm yết danh sách các hộ dân được chi trả trong đợt 1 này. Trong quá trình chi trả, hộ dân nào không đồng ý với phương án thì tiền của hộ đó sẽ được gửi vào ngân hàng tạm giữ hộ.
Toàn bộ số tiền Công ty Vedan bồi thường cho nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ được chi trả cho 1.255 hộ dân đã tham gia kiện từ đầu gồm xã Phước Hòa 355 hộ, xã Tân Phước 307 hộ, xã Mỹ Xuân 418 hộ và thị trấn Phú Mỹ 175 hộ./.
Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân ở xã Mỹ Xuân đã không chịu nhận tiền bồi thường, nhưng đến trưa 16/12 đã có 14 hộ dân xã này nhận tiền bồi thường. Trong khi ba xã còn lại, việc nhận tiền diễn ra suôn sẻ.
Sau khi Công ty Vedan chuyển 50% số tiền bồi thường thiệt hại cho nông dân huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), bốn xã và thị trấn trên đã niêm yết danh sách để các hộ dân xem xét trước khi nhận tiền.
Tuy nhiên, trong thời gian này, nhiều hộ dân ở xã Tân Phước, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ đã làm đơn kiến nghị tập thể cho rằng tỷ lệ phân chia tiền bồi thường của Công ty Vedan theo đề xuất của Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) là chưa hợp lý.
Cụ thể, các hộ dân này cho rằng cách tính chi trả thiệt hại dựa theo phạm vi thiệt hại và mức độ ô nhiễm ở từng xã là không đúng vì khi bị ô nhiễm, tôm, cá của các hộ nuôi đều bị thiệt hại như nhau chứ không có chuyện chỗ này bị thiệt hại nhiều hơn chỗ khác.
Theo Viện Môi trường và Tài nguyên, mức độ thiệt hại từ nguồn thải Vedan gây ra cho xã Mỹ Xuân là 77%, Phú Mỹ là 26,3%, Phước Hòa và Tân Phước cùng thiệt hại 8,75% và chi trả bồi thường cũng dựa theo mức độ thiệt hại này. Với cách tính này, chênh lệch bồi thường giữa các xã còn lại với xã Mỹ Xuân sẽ rất lớn và nông dân ở ba xã còn lại bị thiệt thòi.
Trước kiến nghị của các hộ dân ba xã trên, Ban Chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Tân Thành đã tổ chức nhiều cuộc họp để tìm ra phương án chia tiền hợp lý đảm bảo tính khoa học nhất.
Sau nhiều ngày, phương án cuối cùng được chọn là lấy số tiền mỗi hộ dân kê khai thiệt hại (đã được Viện Tài nguyên và Môi trường thẩm định) trước đây nhân với 24,7% sẽ ra số tiền mỗi hộ được nhận (24,7% là tỉ lệ số tiền thực đòi được Công ty Vedan là hơn 53,3 tỷ đồng so với tổng thiệt hại đã được thống kê, thẩm tra là 216 tỷ đồng.
Sau khi chọn phương án trên, từ ngày 9/12, Ban Chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường tỉnh đã cho niêm yết danh sách các hộ dân được chi trả trong đợt 1 này. Trong quá trình chi trả, hộ dân nào không đồng ý với phương án thì tiền của hộ đó sẽ được gửi vào ngân hàng tạm giữ hộ.
Toàn bộ số tiền Công ty Vedan bồi thường cho nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ được chi trả cho 1.255 hộ dân đã tham gia kiện từ đầu gồm xã Phước Hòa 355 hộ, xã Tân Phước 307 hộ, xã Mỹ Xuân 418 hộ và thị trấn Phú Mỹ 175 hộ./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN/Vietnam+)