Nhiều người lợi dụng “Ngày tận thế” để kiếm tiền

Tại các khu di chỉ của người Maya, không có dấu hiệu gì về Ngày tận thế, kịch bản do nhiều người hiểu sai lịch cổ xưa của người Maya.
Nằm sâu trong một khu rừng rậm, những hậu duệ của người Maya tại các di chỉ cổ xưa đã bắt đầu các nghi lễ nhân dịp Đông chí đánh dấu sự chấm dứt một thời đại, hoặc là “tận thế,” tùy theo quan điểm của bạn. Thậm chí, một số khác lợi dụng ngày này để trục lợi. Tại khu di chỉ, không có dấu hiệu gì về ngày tận thế, kịch bản kinh hoàng do nhiều người hiểu sai một lịch cổ xưa của người Maya. Vào lúc mặt trời lặn, Tổng thống Guatemala Otto Perez bắt đầu một đêm kéo dài các điệu nhảy múa và những nghi thức tôn giáo khác của người Maya sẽ kéo dài tới tận bình minh, khi người Maya chào đón mặt trời lên vào ngày 21/12/2012, ngày kinh hoàng với một số người khác. Trên khắp thế giới, những người mê tính tin rằng tận thế sắp đến, tìm chỗ trú ẩn ở các dãy núi và boong-ke, một số người dự trữ súng đạn, lương thực thực phẩm để tìm cách sống sót. Ở Mỹ, vẫn còn bị sốc sau cuộc thảm sát trường tiểu học Sandy Hook, các quan chức ở một hạt tại bang miền trung tây Michigan đã cho hàng nghìn học sinh nghỉ học hai ngày trước lễ Giáng sinh. Hạt Lapeer nói “những tin đồn liên quan tới lịch Maya tiên đoán ngày tận thế” khiến học sinh và giáo viên xao nhãng, dù các tin đồn này đã “được điều điều tra đầy đủ và xác định là không có cơ sở.” [Ngày tận thế thật là 23/12 chứ không phải 21/12] Những tin đồn xuất phát từ những ký tự khắc trên một tảng đá được tìm thấy ở Tortuguero, một di chỉ Maya tại Mexico. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia giải thích ngày 21/12/2012 đơn giản là kết thúc một chu kỳ khoảng 5.200 của người Maya để bắt đầu một chu kỳ khác (nhiều chuyên gia cho rằng ngày 23/12 mới khớp lịch, song xu hướng nhiều người thích chọn 21/12 vì hấp dẫn bởi con số đảo ngược).
Nhiều người lợi dụng “Ngày tận thế” để kiếm tiền ảnh 1
Người Maya dự lễ tế truyền thống trong ngày 21/12 (Nguồn: AFP)
Lịch trên đá nói ngày thứ Sáu đánh dấu kết thúc 13 chu kỳ tính năm tháng của người Maya, mỗi chu kỳ kéo dài 400 năm, bắt đầu từ ngày 11/8/3114 trước Công nguyên. Các chính quyền và quan chức du lịch đã không bỏ lỡ cơ hội này để thu hút du khách tới các khu di chỉ Maya trải dài từ Mexico tới Belize, El Salvador, Honduras và Guatemala. Trong các nghi lễ, những giáo sĩ Maya sẽ làm nghi thức thanh tẩy ở khoảng 20 khu di chỉ thiêng lương với nền văn hóa của họ, bao gồm Tikal. Nhưng một lãnh đạo của hiệp hội các tộc trưởng Maya, Sebastian Mejia, nói chính quyền đang khiến các di sản văn hóa trở nên rẻ tiền và biến nó thành một gánh xiếc. “Với chúng tôi, đây không phải là màn trình diễn và du lịch. Đây là một nghi thức thiêng liêng và cá nhân,” Mejia nói.
Nhiều người lợi dụng “Ngày tận thế” để kiếm tiền ảnh 2
Kim tự tháp Tikal là di sản của UNESCO là một đài quan sát thiên văn (Nguồn: AFP)
Khu di chỉ Tikal là một di sản thế giới của UNESCO với sáu kim tự tháp, có cái cao 70 mét, và một đài quan sát thiên văn. Để tới được đó bạn phải đi qua một khu rừng già thuộc về một khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia nơi có 500 loài bướm, 300 loài chim, báo, lợn rừng và hươu nai./.
Trần Trọng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục