Năm 2010, gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt con số ấn tượng gần 6,83 triệu tấn, trị giá trên 3,2 tỷ US D, tăng 14,6% về lượng và 20,6% về giá trị so với năm 2009.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đây là mức xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, VFA dự báo các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ việc mở cửa thị trường xuất khẩu gạo.
Mua bán vẫn sẽ tăng mạnh
Đánh giá về xuất khẩu gạo năm qua, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết thời điểm khó khăn nhất của ngành hàng này là tháng Bảy, khi vượt qua eo này các doanh nghiệp gạo của Việt Nam đã phát lên luôn khiến nhiều đối tác nước ngoài rất ngạc nhiên.
Năm 2010 được đánh giá là năm sản xuất tốt, dự trữ tốt, xử lý thông tin tốt và thông tin kịp thời. VFA đã nắm được thị trường tập trung ngay từ đầu dù tất cả thị trường tập trung đều đổi nhân sự.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cũng nhận xét rằng năm 2010 là năm xuất khẩu gạo chuyển biến mạnh về lượng và chất; đều hành chính sách, cơ chế trong kinh doanh xuất khẩu gạo; gắn kết thị trường trong nước và thế giới. Đây cũng là năm đầu tiên vận dụng nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để duy trì giá có lợi nhất.
Giữa 2010, giá gạo xuất khẩu xuống mức thấp như giá gạo 25% dưới 300 USD/tấn, giá lúa dưới 3.000 đồng/kg. Thủ tướng Chính phủ chấp nhận mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cùng với sự quyết liệt điều hành, không cho xuống thấp hơn gia thành, giúp nâng giá cao dần lần và từ đó giá gạo Việt Nam đã có sự tác động trở lại.
Năm 2010 nông dân có lãi, doanh nghiệp có lãi và ngành lương thực Việt Nam thành công. Từ năm nay, cần phải lấy giá gạo trong nước chi phối giá xuất khẩu thay vì giá gạo xuất khẩu điều hành giá trong nước.
Nhận định về thị trường lúa gạo trong năm nay, theo VFA, sản lượng lúa gạo dự báo sẽ tăng và việc tiêu thụ trong nước cũng sẽ tăng theo. Hiện nay tồn kho tại một số nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc vẫn đang ở mức cao, nhưng tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại sụt giảm mạnh, nhất là trong bối cảnh diễn biến tình hình thời tiết do bão tuyết ở châu Âu, Mỹ, lũ lụt tại Australia, có chiều hướng xấu đi.
VFA dự báo tình hình mua bán trong năm tới sẽ vẫn tăng mạnh, rõ nhất là là Indonesia dự kiến mua 1,5 triệu tấn, nhưng có thể mua nhiều hơn đang tạo ra sự kích thích cho thị trường.
Bangladesh từ trước tới nay không mua gạo Việt Nam, nhưng trong năm 2010 đã nhập tới 400.000 tấn của các doanh nghiệp Việt Nam, đầu năm nay lại tiếp tục nhập thêm 250.000 tấn và dự kiến sẽ nhập thêm.
VFA dự kiến, năm nay sẽ ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn gạo, giữ tồn kho khoảng 800.000 tấn. Tuy nhiên mục tiêu trước mắt, VFA điều hành xuất khoảng 6 triệu tấn gạo với các thị trường chính là châu Á với 60%, châu Phi là 20%. Còn lại xuất sang châu Mỹ, Trung Đông và Iraq.
Theo số liệu của VFA, hiện có khoảng 600.000 tấn gạo gối đầu chuyển sang năm nay và dự kiến giao trong tháng Giêng này và tháng Hai tới. Nhiều nhà nhập khẩu muốn ký kết những hợp đồng mua vào lớn nhưng do diễn biến thị trường phức tạp nên VFA chưa đồng ý.
Ông Trương Thanh Phong cho rằng với tình hình hiện tại, giá lúa vụ lúa Đông Xuân sẽ không dưới 5.000 đồng/kg. Còn trong trường hợp khó tiêu thụ, Tổng công ty lương thực miền Nam sẽ tiếp tục mua dự trữ.
Nguy cơ các nhà kinh doanh nhỏ lẻ lọt vào tay nước ngoài
Phát biểu tại một cuộc họp gần đây tại Tiền Giang, ông Trương Thanh Phong cho biết từ trước đến nay các doanh nghiệp lương thực nước ngoài muốn kinh doanh gạo tại Việt Nam phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước, nhưng từ năm nay họ hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, những điều khoản ràng buộc trong Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo tới năm 2012 mới có hiệu lực.
Do vậy ông Phong cảnh báo rằng nguy cơ các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở thu mua lúa gạo nhỏ, lẻ rất dễ lọt vào tay các nhà kinh doanh gạo nước ngoài. Hiện nay cả nước có hàng trăm doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu nhưng số doanh nghiệp xuất khẩu đúng nghĩa chỉ khoảng hơn 30 công ty, còn lại có doanh nghiệp cả năm chỉ xuất được vài côngtenơ.
Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp gạo đối diện là tình trạng thiếu vốn, muốn tiếp cận được lại phải chịu mức lãi suất cao. Theo ông Phong, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài vay được nguồn vốn có 4,5%, các doanh nghiệp trong nước phải vay mức 16,5%, sự chênh lệch này là một bất lợi trong cạnh tranh.
Trước những bất cập, đã có đề suất từ các doanh nghiệp trong nước là liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất gạo, tuy nhiên theo ông Trương Thanh Phong, việc liên doanh không phải là phương án tối ưu.
Hiện đã có doanh nghiệp trong nước liên kết với đối tác Hongkong để làm gạo đồ, sản lượng khoảng 500 tấn/ngày, phía Hongkong chịu trách nhiệm cung cấp phân vi sinh trong quá trình sản xuất; đồng thời đảm bảo đầu ra tiêu thụ, trước đó cũng đã có một số mô hình sản xuất gạo đồ nhưng đều thất bại.
Để hạt gạo Việt Nam được nâng cao giá trị, mức lãi của nông dân tăng lên, ông Nguyễn Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho rằng cần đầu tư công nghệ giống, công nghệ sau thu hoạch, kho trữ lúa gạo chuyên dùng để dự trữ lúa và đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu qua đó giúp nâng cao giá trị hạt lúa, tạo ra chuỗi gia trị lúa gạo mà mục đích cuối cùng là nâng cao thu nhập cho nười nông dân.
Ông Tiến cho biết thêm Angimex đã đầu tư vùng nguyên liệu 3.000ha vào năm ngoái, tiến tới 10.000ha vào năm 2012 và lên đến 20.000ha. Từ đó Angimex từng bước tạo ra vùng nguyên liệu nhằm vững vàng hơn trong sản xuất và xuất khẩu./.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đây là mức xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, VFA dự báo các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ việc mở cửa thị trường xuất khẩu gạo.
Mua bán vẫn sẽ tăng mạnh
Đánh giá về xuất khẩu gạo năm qua, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết thời điểm khó khăn nhất của ngành hàng này là tháng Bảy, khi vượt qua eo này các doanh nghiệp gạo của Việt Nam đã phát lên luôn khiến nhiều đối tác nước ngoài rất ngạc nhiên.
Năm 2010 được đánh giá là năm sản xuất tốt, dự trữ tốt, xử lý thông tin tốt và thông tin kịp thời. VFA đã nắm được thị trường tập trung ngay từ đầu dù tất cả thị trường tập trung đều đổi nhân sự.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cũng nhận xét rằng năm 2010 là năm xuất khẩu gạo chuyển biến mạnh về lượng và chất; đều hành chính sách, cơ chế trong kinh doanh xuất khẩu gạo; gắn kết thị trường trong nước và thế giới. Đây cũng là năm đầu tiên vận dụng nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để duy trì giá có lợi nhất.
Giữa 2010, giá gạo xuất khẩu xuống mức thấp như giá gạo 25% dưới 300 USD/tấn, giá lúa dưới 3.000 đồng/kg. Thủ tướng Chính phủ chấp nhận mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo cùng với sự quyết liệt điều hành, không cho xuống thấp hơn gia thành, giúp nâng giá cao dần lần và từ đó giá gạo Việt Nam đã có sự tác động trở lại.
Năm 2010 nông dân có lãi, doanh nghiệp có lãi và ngành lương thực Việt Nam thành công. Từ năm nay, cần phải lấy giá gạo trong nước chi phối giá xuất khẩu thay vì giá gạo xuất khẩu điều hành giá trong nước.
Nhận định về thị trường lúa gạo trong năm nay, theo VFA, sản lượng lúa gạo dự báo sẽ tăng và việc tiêu thụ trong nước cũng sẽ tăng theo. Hiện nay tồn kho tại một số nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc vẫn đang ở mức cao, nhưng tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại sụt giảm mạnh, nhất là trong bối cảnh diễn biến tình hình thời tiết do bão tuyết ở châu Âu, Mỹ, lũ lụt tại Australia, có chiều hướng xấu đi.
VFA dự báo tình hình mua bán trong năm tới sẽ vẫn tăng mạnh, rõ nhất là là Indonesia dự kiến mua 1,5 triệu tấn, nhưng có thể mua nhiều hơn đang tạo ra sự kích thích cho thị trường.
Bangladesh từ trước tới nay không mua gạo Việt Nam, nhưng trong năm 2010 đã nhập tới 400.000 tấn của các doanh nghiệp Việt Nam, đầu năm nay lại tiếp tục nhập thêm 250.000 tấn và dự kiến sẽ nhập thêm.
VFA dự kiến, năm nay sẽ ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn gạo, giữ tồn kho khoảng 800.000 tấn. Tuy nhiên mục tiêu trước mắt, VFA điều hành xuất khoảng 6 triệu tấn gạo với các thị trường chính là châu Á với 60%, châu Phi là 20%. Còn lại xuất sang châu Mỹ, Trung Đông và Iraq.
Theo số liệu của VFA, hiện có khoảng 600.000 tấn gạo gối đầu chuyển sang năm nay và dự kiến giao trong tháng Giêng này và tháng Hai tới. Nhiều nhà nhập khẩu muốn ký kết những hợp đồng mua vào lớn nhưng do diễn biến thị trường phức tạp nên VFA chưa đồng ý.
Ông Trương Thanh Phong cho rằng với tình hình hiện tại, giá lúa vụ lúa Đông Xuân sẽ không dưới 5.000 đồng/kg. Còn trong trường hợp khó tiêu thụ, Tổng công ty lương thực miền Nam sẽ tiếp tục mua dự trữ.
Nguy cơ các nhà kinh doanh nhỏ lẻ lọt vào tay nước ngoài
Phát biểu tại một cuộc họp gần đây tại Tiền Giang, ông Trương Thanh Phong cho biết từ trước đến nay các doanh nghiệp lương thực nước ngoài muốn kinh doanh gạo tại Việt Nam phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước, nhưng từ năm nay họ hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, những điều khoản ràng buộc trong Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo tới năm 2012 mới có hiệu lực.
Do vậy ông Phong cảnh báo rằng nguy cơ các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở thu mua lúa gạo nhỏ, lẻ rất dễ lọt vào tay các nhà kinh doanh gạo nước ngoài. Hiện nay cả nước có hàng trăm doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu nhưng số doanh nghiệp xuất khẩu đúng nghĩa chỉ khoảng hơn 30 công ty, còn lại có doanh nghiệp cả năm chỉ xuất được vài côngtenơ.
Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp gạo đối diện là tình trạng thiếu vốn, muốn tiếp cận được lại phải chịu mức lãi suất cao. Theo ông Phong, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài vay được nguồn vốn có 4,5%, các doanh nghiệp trong nước phải vay mức 16,5%, sự chênh lệch này là một bất lợi trong cạnh tranh.
Trước những bất cập, đã có đề suất từ các doanh nghiệp trong nước là liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất gạo, tuy nhiên theo ông Trương Thanh Phong, việc liên doanh không phải là phương án tối ưu.
Hiện đã có doanh nghiệp trong nước liên kết với đối tác Hongkong để làm gạo đồ, sản lượng khoảng 500 tấn/ngày, phía Hongkong chịu trách nhiệm cung cấp phân vi sinh trong quá trình sản xuất; đồng thời đảm bảo đầu ra tiêu thụ, trước đó cũng đã có một số mô hình sản xuất gạo đồ nhưng đều thất bại.
Để hạt gạo Việt Nam được nâng cao giá trị, mức lãi của nông dân tăng lên, ông Nguyễn Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho rằng cần đầu tư công nghệ giống, công nghệ sau thu hoạch, kho trữ lúa gạo chuyên dùng để dự trữ lúa và đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu qua đó giúp nâng cao giá trị hạt lúa, tạo ra chuỗi gia trị lúa gạo mà mục đích cuối cùng là nâng cao thu nhập cho nười nông dân.
Ông Tiến cho biết thêm Angimex đã đầu tư vùng nguyên liệu 3.000ha vào năm ngoái, tiến tới 10.000ha vào năm 2012 và lên đến 20.000ha. Từ đó Angimex từng bước tạo ra vùng nguyên liệu nhằm vững vàng hơn trong sản xuất và xuất khẩu./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)