Khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc đang trải qua một đợt hạn hán nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ thu hoạch lúa mì ở khu vực này.
Kể từ tháng 9/2010, khu vực này chưa có một trận mưa nào. Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất gồm Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, An Huy, Giang Tô, Thiểm Tây, Cam Túc.
Tại tỉnh Sơn Đông, một số địa phương đang đối mặt với nguy cơ không còn nguồn nước tưới vì các hồ chứa đã gần cạn kiệt. Sông Nghi gần như cạn khô vì các cửa đập xả nước của hồ Bác Sơn, nguồn cung cấp nước của sông này bị đóng.
Nông dân lo ngại vụ lúa mì sẽ mất trắng nếu như trong tháng tới không có mưa, và thậm chí kể cả khi có mưa trong tháng tới, thì lượng thu hoạch cũng sẽ giảm một nửa. Nông dân còn lo sợ nguy cơ hạn hán kéo dài sẽ ảnh hưởng tới cả vụ trồng bông và lạc.
Trước tình hình trên, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp khẩn cấp, chi 13 tỷ Nhân dân tệ (2 tỷ USD) để đối phó với hạn hán. Tuần này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo sẽ cấp các khoản vay mới với tổng trị giá 10 tỷ Nhân dân tệ (1,52 tỷ USD) trợ giúp nông dân ở các tỉnh bị hạn hán. Các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc có những kế hoạch dài hạn đối phó với hạn hán.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới. Vì vậy, một vụ mùa thất thu không chỉ khiến cho nông dân trồng lúa mì gặp khó khăn mà còn có nguy cơ làm giá lúa mì tăng cao nếu Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn lúa mì từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Các nhà phân tích nhận định hạn hán kéo dài ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Phi, kết hợp với yếu tố thu hoạch gạo tại các nước Đông Nam Á giảm sẽ làm gia tăng sức ép lên giá lương thực thế giới./.
Kể từ tháng 9/2010, khu vực này chưa có một trận mưa nào. Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất gồm Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, An Huy, Giang Tô, Thiểm Tây, Cam Túc.
Tại tỉnh Sơn Đông, một số địa phương đang đối mặt với nguy cơ không còn nguồn nước tưới vì các hồ chứa đã gần cạn kiệt. Sông Nghi gần như cạn khô vì các cửa đập xả nước của hồ Bác Sơn, nguồn cung cấp nước của sông này bị đóng.
Nông dân lo ngại vụ lúa mì sẽ mất trắng nếu như trong tháng tới không có mưa, và thậm chí kể cả khi có mưa trong tháng tới, thì lượng thu hoạch cũng sẽ giảm một nửa. Nông dân còn lo sợ nguy cơ hạn hán kéo dài sẽ ảnh hưởng tới cả vụ trồng bông và lạc.
Trước tình hình trên, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp khẩn cấp, chi 13 tỷ Nhân dân tệ (2 tỷ USD) để đối phó với hạn hán. Tuần này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo sẽ cấp các khoản vay mới với tổng trị giá 10 tỷ Nhân dân tệ (1,52 tỷ USD) trợ giúp nông dân ở các tỉnh bị hạn hán. Các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc có những kế hoạch dài hạn đối phó với hạn hán.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới. Vì vậy, một vụ mùa thất thu không chỉ khiến cho nông dân trồng lúa mì gặp khó khăn mà còn có nguy cơ làm giá lúa mì tăng cao nếu Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn lúa mì từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Các nhà phân tích nhận định hạn hán kéo dài ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Phi, kết hợp với yếu tố thu hoạch gạo tại các nước Đông Nam Á giảm sẽ làm gia tăng sức ép lên giá lương thực thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)