Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 41 năm trước

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.
Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 41 năm trước ảnh 1Từ 9h15 sáng 20/2/1979, chiến sỹ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị địch chiếm đóng từ ngày 17/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)

Là một dân tộc vốn có đức tính hiếu hòa, Việt Nam luôn mong muốn được sống hòa bình với các dân tộc và luôn nỗ lực vun đắp cho hòa bình, tiến bộ trên thế giới. Nhưng một khi độc lập chủ quyền của dân tộc bị đe dọa bởi các thế lực từ bên ngoài thì dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng với ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ," tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh," sẵn sàng “hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước” được phát huy mạnh mẽ.

Nhìn lại sự kiện ngày 17/2/1979

Ngày này cách đây 41 năm, ngày 17/2/1979, thực hiện kế hoạch vạch ra từ trước, nhà cầm quyền Trung Quốc đã huy động khoảng 60 vạn quân cùng trên 500 xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân Việt Nam anh dũng chiến đấu, giáng trả quyết liệt. Cho dù lúc đó nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách to lớn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc chưa lâu (1975), hậu quả để lại còn rất nặng nề; lại vừa kết thúc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước.

Kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ; các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức hoạt động chống phá...

Bên cạnh đó, cuộc đụng đầu lịch sử này có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của nhân dân hai nước bởi Trung Quốc là nước đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước (chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ) trước đây.

Trước cuộc tiến công quy mô lớn ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.

Khi đất nước bị đe dọa, khi sơn hà nguy biến thì câu “Nam quốc sơn hà” lại vang động mọi thôn làng, ngõ phố và người lính là những người đầu tiên và cuối cùng sẵn sàng đón nhận hòn tên mũi đạn. Và tất cả là chí khí độc lập, tự do, hòa bình và chủ quyền lãnh thổ, tự lực tự cường luôn truyền đời, hiện hữu trong mỗi người dân Việt Nam. Chính nghĩa và khát vọng ấy đã được đường lối sáng suốt và tài tổ chức của Đảng ta biến thành sức mạnh toàn dân tộc để đi đến thắng lợi.

Chịu tổn thất nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ, ngày 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Với truyền thống nhân nghĩa, lấy đại cục làm trọng, mong muốn củng cố hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động quân sự để quân Trung Quốc rút về nước.

Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam.

Cuộc chiến đấu diễn ra trong vòng một tháng. Tuy nhiên, những xung đột còn kéo dài 10 năm sau đó, cho đến năm 1989.

Lịch sử không thể lãng quên

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, hàng nghìn chiến sỹ và nhân dân ta đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ, gìn giữ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Sự hy sinh anh dũng của họ đã viết nên khúc tráng ca bất tử, khẳng định sức mạnh, tinh thần yêu nước và tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam.

41 năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc để lại vẫn còn đó! Mảnh đất này vẫn đầy rẫy những dấu tích chiến tranh. Cho đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác những tổn thất về người và của của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chống lấn chiếm ở biên giới phía Bắc.

Tuy nhiên, chỉ thống kê ở một mặt trận thôi cũng đủ thấy sự khốc liệt của cuộc chiến và những đau thương, mất mát. Chỉ riêng tại mặt trận Vị Xuyên đã có gần 5.000 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, trong đó mới chỉ có hơn 1.700 hài cốt được tìm thấy, còn lại hơn 3.000 hài cốt vẫn nằm rải rác đâu đó trong các hốc đá, vùi dưới gốc cây bên các sườn núi cheo leo...

[Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền: Thiêng liêng Tổ quốc gọi!]

Đảng, Nhà nước, nhân dân không bao giờ quên công lao của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, gia đình liệt sỹ mãi mãi khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc cách đây 41 năm là để khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo ấy; tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sỹ đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân, nhất là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Hướng tới tương lai vì hòa bình và thịnh vượng

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước sau này.

Lịch sử cho thấy việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước là hoàn toàn phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Những sự thật lịch sử là không thể bóp méo hoặc đảo ngược! Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.

Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 41 năm trước ảnh 2Các chiến sỹ Đại đội 39, Đoàn 313 Hà Tuyên tổ chức tiêu diệt các ụ súng của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh ta chiếm điểm cao. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)

Cuộc chiến đấu này cần được lịch sử ghi lại để thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về tính chính nghĩa, sự quả cảm của thế hệ đi trước bảo vệ chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá. Nhắc lại cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và diễn biến những gì xảy ra ở biên giới phía Bắc năm 1979 để các thế hệ mai sau trân trọng giá trị của hòa bình. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều mong muốn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trong ký ức của nhiều nhân chứng lịch sử - những người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến này - họ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, chiến đấu để chống lại quân xâm lược chứ không chiến đấu để chống nhân dân nước láng giềng. Họ vốn là bạn của ta, họ cũng rất cần cù lao động, cũng có nguyện vọng hòa bình, hợp tác hữu nghị và phát triển. Vì vậy ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng tình đoàn kết các dân tộc giữa các quốc gia.

Trong những năm qua, đã có nhiều hoạt động tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Đặc biệt, trong các điện mừng 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950/2020) của lãnh đạo Việt Nam gửi các lãnh đạo Trung Quốc có đoạn viết: "Chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng, Nhà nước Việt Nam là hết sức coi trọng, sẵn sàng làm hết sức mình và ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc... Thực tiễn đã chứng minh, việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị theo hướng lành mạnh, ổn định trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi giữa hai nước có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước, phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới."

Còn trong điện mừng của các lãnh đạo Trung Quốc gửi các lãnh đạo Việt Nam có đoạn viết: “Trong suốt 70 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, tình hữu nghị do các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân xây dựng và dày công vun đắp đã đơm hoa kết trái và có bước dài phát triển, quan hệ giữa hai nước duy trì xu thế phát triển tốt đẹp, giao lưu hợp tác trong các lĩnh vực không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang đối mặt với đổi thay lớn chưa từng có và quan hệ Trung-Việt cũng bước sang thời kỳ then chốt kế thừa quá khứ, mở ra tương lai, Trung Quốc coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ Trung-Việt, mong muốn nỗ lực cùng Việt Nam nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung-Việt, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt không ngừng bước lên nấc thang mới.”./.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn đại biểu dâng hương, hoa viếng các Anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 5/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn đại biểu dâng hương, hoa viếng các Anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 5/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn đại biểu thắp hương phần mộ các Anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 5/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn đại biểu thắp hương phần mộ các Anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 5/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thắp hương các phần mộ các liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 21/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thắp hương các phần mộ các liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 21/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang cùng các sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Vị Xuyên đến dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 21/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang cùng các sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Vị Xuyên đến dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (ngày 21/1/2020). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Chiến sỹ tiểu đoàn pháo binh mặt trận Hà Tuyên sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Chiến sỹ tiểu đoàn pháo binh mặt trận Hà Tuyên sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Chiến sỹ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời cháu bé này từ trong đống đổ nát. (Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN)
Chiến sỹ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời cháu bé này từ trong đống đổ nát. (Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN)
Chiến sỹ Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 pháo binh, Đoàn M68 Hà Tuyên chuẩn bị đợt chiến đấu mới. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Chiến sỹ Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 pháo binh, Đoàn M68 Hà Tuyên chuẩn bị đợt chiến đấu mới. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Các chiến sỹ Đại đội 39, Đoàn 313 Hà Tuyên tổ chức tiêu diệt các ụ súng của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh ta chiếm điểm cao. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Các chiến sỹ Đại đội 39, Đoàn 313 Hà Tuyên tổ chức tiêu diệt các ụ súng của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh ta chiếm điểm cao. (Ảnh: Minh Lộc/TTXVN)
Từ 9h15 sáng ngày 20/2/1979, chiến sỹ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị địch chiếm đóng từ ngày 17/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Từ 9h15 sáng ngày 20/2/1979, chiến sỹ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 bộ đội Lạng Sơn tổ chức tấn công, chiếm lại đồi Chậu Cảnh và đồi Cây Xanh (cao điểm 409), thuộc xã Tam Lung, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), bị địch chiếm đóng từ ngày 17/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Dân quân huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn vừa bám trụ chiến đấu, vừa tổ chức vận chuyển đạn kịp thời đến trận địa phục vụ bộ đội pháo binh tiêu diệt địch, ngày 27/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Dân quân huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn vừa bám trụ chiến đấu, vừa tổ chức vận chuyển đạn kịp thời đến trận địa phục vụ bộ đội pháo binh tiêu diệt địch, ngày 27/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)
Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)
Bác sỹ cứu chữa vết thương cho các học sinh trường Phổ thông cơ sở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Bác sỹ cứu chữa vết thương cho các học sinh trường Phổ thông cơ sở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Chiến sỹ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Chiến sỹ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Các nữ chiến sỹ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Các nữ chiến sỹ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Khu nhà lắp ghép 4 tầng của cán bộ, công nhân tại thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng mìn đánh phá. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Khu nhà lắp ghép 4 tầng của cán bộ, công nhân tại thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng mìn đánh phá. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Kho thóc ở Bến Đền, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Lào Cai) bị địch đốt cháy trước khi rút chạy. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Kho thóc ở Bến Đền, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Lào Cai) bị địch đốt cháy trước khi rút chạy. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)
Xe tăng của địch bị quân ta đánh gục ngay loạt đạn đầu tiên tại bản Sẩy, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN)
Xe tăng của địch bị quân ta đánh gục ngay loạt đạn đầu tiên tại bản Sẩy, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục