Tròn 35 năm sau ngày đất nước thống nhất, tại căn phòng nhỏ ẩn sâu trong số nhà 47 phố Lãn Ông nẳm giữa khu Phố cổ Hà Nội hiện diện những vị khách thật đặc biệt.
Họ là những bạn học, đồng đội cũ của nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn, cựu sinh viên Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, năm xưa theo tiếng gọi của Tổ quốc “xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”, chiến đấu và hy sinh ở tuổi 20.
Lặng lẽ thắp nén nhang thơm tưởng nhớ đồng đội, những cựu chiến binh, cựu sinh viên Hà Nội càng trở nên xúc động khi nghe chị Vũ Kim Dung, em gái của liệt sĩ đọc bài thơ khóc mẹ mang tên "Lạy mẹ con đi” của anh trai.
Bài thơ có câu: "Một tia mây trắng cuối trời/Cũng không làm lại được đời mẹ đâu/Thôi từ nay trở về sau/Sống sao cho mẹ khỏi đau cỏ mồ…"
Anh Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp 1, nay là Giám đốc Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi Hà Nội chia sẻ, đây không phải lần đầu tiên anh và bạn bè nghe đọc thơ của anh Văn, nhưng điều lạ là mỗi lần nghe bài thơ này, lại thấy thương và nhớ anh Văn, nhớ đồng đội nhiều hơn.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cựu sinh viên khoaVăn - Đại học Tổng hợp Hà Nội khoác áo lính những năm chống Mỹ, bồi hồi đọc cho tôi nghe bài thơ "Nhớ Vũ Đình Văn", cảm tác từ bài thơ khóc mẹ của anh Văn.
Những câu thơ thật xúc động được đồng đội truyền nhau đọc đến thuộc lòng: “Thôi cho mình thắp nhang này/Khóc Văn nước mắt đã đầy trong tim…Mình buồn lắm những buổi chiều/ Hoa Kim dao nở những điều trắng tinh/Mà cây nhang cứ lặng thinh/Mà Văn khóc mẹ mà mình khóc Văn…”
Ra đi khi tuổi còn rất trẻ, anh Vũ Đình Văn đã kịp để lại rất nhiều bài thơ hay, với những lời thơ ấm áp yêu thương; nhiều bài được sáng tác trên đường hành quân, ghi dấu những địa danh anh và đồng đội từng qua được đồng đội truyền nhau đọc như "Đêm hành quân qua phà Long Đại" (5/1972), "Nửa sau khoảng đời."
Anh Cầm cũng báo tin vui, cuối tháng 4 này, anh vừa kịp chuyển hồ sơ của Vũ Đình Văn lên Hội Nhà văn Việt Nam để đề nghị xét công nhận là hội viên của hội.
Những năm 1970, 1971, 1972, khi chiến tranh đã lan rộng cả hai miền Nam-Bắc, chiến trường miền Nam cũng bước vào giai đoạn quyết liệt, cần sự chi viện sức người sức của, nhất là lực lượng trí thức có thể nhanh chóng làm chủ khoa học, kỹ thuật quân sự hiện đại để đánh thắng Mỹ.
Với khí thế của phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng", tinh thần "Nước còn giặc còn đi đánh giặc, chiến trường giục giã bước hành quân", “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, hơn một vạn sinh viên các trường đại học ở Thủ đô đã rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên lên đường tòng quân, tham gia đánh giặc.
Đông nhất là sinh viên Bách Khoa với khoảng 700 người, các trường Tổng hợp, Sư phạm 1, Nông nghiệp mỗi trường xấp xỉ 500 người…Nhiều lá đơn của sinh viên được viết bằng máu.
Lớp sinh viên ngày đó đã tham gia lực lượng bộ đội chủ lực trên tất cả các chiến trường từ Trị Thiên-Huế, Tây Nguyên đến đồng bằng Nam Bộ, Khu 5. Nhiều người được bổ sung vào các quân binh chủng kỹ thuật lớn như: xe tăng, pháo binh, tên lửa, cao xạ, hải quân, không quân.
Những sinh viên Hà Nội mặc áo lính đã kiên cường cùng đồng đội bám trụ tại Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm khói lửa mùa hè 1972; chỉ huy những chiếc tăng xông lên chiếm lĩnh trận địa; sử dụng những khẩu pháo hạng nặng nã đạn lên đầu Mỹ-ngụy, cùng quân và dân miền Nam giành chiến thắng.
Nhiều người đã trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như Vũ Xuân Thiều, Trần Thanh Hải (Ðại học Bách khoa), Bùi Ngọc Dương (Ðại học Xây dựng), Vương Ðình Cung (Ðại học Nông nghiệp 1). Ngày đất nước khải hoàn, những người lính sinh viên lại trở về trường đại học tiếp tục học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp thu khoa học kỹ thuật, phục vụ công cuộc tái thiết đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Anh Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp 1 kể lại, ngày các anh lên đường tòng quân (tháng 9/1971), Hà Nội đang vào đợt lũ lịch sử, nước mênh mông khắp nơi.
Hình ảnh khiến anh em không thể quên là khi đoàn quân sinh viên rời Thủ đô lên Bắc Giang để huấn luyện, rồi từ Thủ đô vào Nam chiến đấu, rất nhiều lá thư được anh em viết vội thả xuống đường phố Hà Nội với niềm tin “hẹn ngày chiến thắng trở về Thủ đô.”
Nhiều người dân đã nhặt và mua tem, phong bì, chuyển những bức thư đó đến các địa chỉ. Thư của anh Vũ Đình Văn, anh Nguyễn Văn Thạc cũng được chuyển tới tận nhà.
Còn với nhiều cựu sinh viên Bách khoa, trong đó có Thiếu tướng Trần Thanh Hải, người vinh dự được kết nạp Đảng tại chiến trường Quảng Trị và được phong Anh hùng với thành tích bắn cháy 19 chiếc xe quân sự của địch, ấn tượng sâu sắc lại là hình ảnh những cái vẫy tay đầy lưu luyến của thầy cô và bạn bè khi tiễn các sinh viên lên đường chiến đấu cách đây gần 40 năm, nhất là cảnh chiếc xe chở tân binh phải vòng đi vòng lại trong sân trường tới 5 lần mới có thể chuyển bánh tới nơi tập kết.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người lính sinh viên Hà Nội năm xưa vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tri ân thế hệ đi trước, tưởng nhớ đồng đội và tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.
Trong dịp kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước, Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi Hà Nội đã tổ chức cho 120 cựu chiến binh sinh viên thăm lại chiến trường xưa, với các hoạt động ý nghĩa như thăm Thành cổ Quảng Trị, thả hoa tưởng niệm đồng đội trên sông Thạch Hãn, thăm đội Du kích Ba Tơ, dự kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột./.
Họ là những bạn học, đồng đội cũ của nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn, cựu sinh viên Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, năm xưa theo tiếng gọi của Tổ quốc “xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”, chiến đấu và hy sinh ở tuổi 20.
Lặng lẽ thắp nén nhang thơm tưởng nhớ đồng đội, những cựu chiến binh, cựu sinh viên Hà Nội càng trở nên xúc động khi nghe chị Vũ Kim Dung, em gái của liệt sĩ đọc bài thơ khóc mẹ mang tên "Lạy mẹ con đi” của anh trai.
Bài thơ có câu: "Một tia mây trắng cuối trời/Cũng không làm lại được đời mẹ đâu/Thôi từ nay trở về sau/Sống sao cho mẹ khỏi đau cỏ mồ…"
Anh Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp 1, nay là Giám đốc Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi Hà Nội chia sẻ, đây không phải lần đầu tiên anh và bạn bè nghe đọc thơ của anh Văn, nhưng điều lạ là mỗi lần nghe bài thơ này, lại thấy thương và nhớ anh Văn, nhớ đồng đội nhiều hơn.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cựu sinh viên khoaVăn - Đại học Tổng hợp Hà Nội khoác áo lính những năm chống Mỹ, bồi hồi đọc cho tôi nghe bài thơ "Nhớ Vũ Đình Văn", cảm tác từ bài thơ khóc mẹ của anh Văn.
Những câu thơ thật xúc động được đồng đội truyền nhau đọc đến thuộc lòng: “Thôi cho mình thắp nhang này/Khóc Văn nước mắt đã đầy trong tim…Mình buồn lắm những buổi chiều/ Hoa Kim dao nở những điều trắng tinh/Mà cây nhang cứ lặng thinh/Mà Văn khóc mẹ mà mình khóc Văn…”
Ra đi khi tuổi còn rất trẻ, anh Vũ Đình Văn đã kịp để lại rất nhiều bài thơ hay, với những lời thơ ấm áp yêu thương; nhiều bài được sáng tác trên đường hành quân, ghi dấu những địa danh anh và đồng đội từng qua được đồng đội truyền nhau đọc như "Đêm hành quân qua phà Long Đại" (5/1972), "Nửa sau khoảng đời."
Anh Cầm cũng báo tin vui, cuối tháng 4 này, anh vừa kịp chuyển hồ sơ của Vũ Đình Văn lên Hội Nhà văn Việt Nam để đề nghị xét công nhận là hội viên của hội.
Những năm 1970, 1971, 1972, khi chiến tranh đã lan rộng cả hai miền Nam-Bắc, chiến trường miền Nam cũng bước vào giai đoạn quyết liệt, cần sự chi viện sức người sức của, nhất là lực lượng trí thức có thể nhanh chóng làm chủ khoa học, kỹ thuật quân sự hiện đại để đánh thắng Mỹ.
Với khí thế của phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng", tinh thần "Nước còn giặc còn đi đánh giặc, chiến trường giục giã bước hành quân", “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, hơn một vạn sinh viên các trường đại học ở Thủ đô đã rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên lên đường tòng quân, tham gia đánh giặc.
Đông nhất là sinh viên Bách Khoa với khoảng 700 người, các trường Tổng hợp, Sư phạm 1, Nông nghiệp mỗi trường xấp xỉ 500 người…Nhiều lá đơn của sinh viên được viết bằng máu.
Lớp sinh viên ngày đó đã tham gia lực lượng bộ đội chủ lực trên tất cả các chiến trường từ Trị Thiên-Huế, Tây Nguyên đến đồng bằng Nam Bộ, Khu 5. Nhiều người được bổ sung vào các quân binh chủng kỹ thuật lớn như: xe tăng, pháo binh, tên lửa, cao xạ, hải quân, không quân.
Những sinh viên Hà Nội mặc áo lính đã kiên cường cùng đồng đội bám trụ tại Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm khói lửa mùa hè 1972; chỉ huy những chiếc tăng xông lên chiếm lĩnh trận địa; sử dụng những khẩu pháo hạng nặng nã đạn lên đầu Mỹ-ngụy, cùng quân và dân miền Nam giành chiến thắng.
Nhiều người đã trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như Vũ Xuân Thiều, Trần Thanh Hải (Ðại học Bách khoa), Bùi Ngọc Dương (Ðại học Xây dựng), Vương Ðình Cung (Ðại học Nông nghiệp 1). Ngày đất nước khải hoàn, những người lính sinh viên lại trở về trường đại học tiếp tục học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp thu khoa học kỹ thuật, phục vụ công cuộc tái thiết đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Anh Ngô Quang Năng, cựu sinh viên Đại học Nông nghiệp 1 kể lại, ngày các anh lên đường tòng quân (tháng 9/1971), Hà Nội đang vào đợt lũ lịch sử, nước mênh mông khắp nơi.
Hình ảnh khiến anh em không thể quên là khi đoàn quân sinh viên rời Thủ đô lên Bắc Giang để huấn luyện, rồi từ Thủ đô vào Nam chiến đấu, rất nhiều lá thư được anh em viết vội thả xuống đường phố Hà Nội với niềm tin “hẹn ngày chiến thắng trở về Thủ đô.”
Nhiều người dân đã nhặt và mua tem, phong bì, chuyển những bức thư đó đến các địa chỉ. Thư của anh Vũ Đình Văn, anh Nguyễn Văn Thạc cũng được chuyển tới tận nhà.
Còn với nhiều cựu sinh viên Bách khoa, trong đó có Thiếu tướng Trần Thanh Hải, người vinh dự được kết nạp Đảng tại chiến trường Quảng Trị và được phong Anh hùng với thành tích bắn cháy 19 chiếc xe quân sự của địch, ấn tượng sâu sắc lại là hình ảnh những cái vẫy tay đầy lưu luyến của thầy cô và bạn bè khi tiễn các sinh viên lên đường chiến đấu cách đây gần 40 năm, nhất là cảnh chiếc xe chở tân binh phải vòng đi vòng lại trong sân trường tới 5 lần mới có thể chuyển bánh tới nơi tập kết.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những người lính sinh viên Hà Nội năm xưa vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tri ân thế hệ đi trước, tưởng nhớ đồng đội và tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.
Trong dịp kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước, Quỹ Mãi mãi tuổi hai mươi Hà Nội đã tổ chức cho 120 cựu chiến binh sinh viên thăm lại chiến trường xưa, với các hoạt động ý nghĩa như thăm Thành cổ Quảng Trị, thả hoa tưởng niệm đồng đội trên sông Thạch Hãn, thăm đội Du kích Ba Tơ, dự kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)