Chỉ cách đây hơn một thập kỷ, chocolate còn khá xa lạ với người tiêu dùng ở Indonesia, nhà sản xuất cacao lớn thứ ba thế giới.
Tuy nhiên, mặt hàng này hiện rất phổ biến và được ưa chuộng ở đất nước vạn đảo, nhất là trong giới trẻ, với doanh thu năm nay ước tăng 25% lên 1,1 tỷ USD.
Sở thích của người tiêu dùng Indonesia đã thay đổi nhanh chóng cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sự mở rộng của tầng lớp trung lưu đã khiến các sản phẩm chocolate đen hay chất lượng cao ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn.
Tuy nhiên, thị trường chocolate Indonesia còn rất nhiều tiềm năng phát triển, khi nhu cầu tiêu thụ mới đạt khoảng 0,2 kg/người/năm, so với 0,6 kg/người/năm ở nước láng giềng Malaysia và 10 kg/người/năm ở châu Âu. Do vậy, Indonesia đã đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần mức tiêu thụ cacao trong nước trong vòng ba năm tới.
Christina Erawati, hiệu trưởng trường dạy nghề chế biến các sản phẩm từ chocolate cho biết, 5 năm trước đây người dân Indonesia mới biết về chocolate qua các đồ uống có chocolate, nhưng bây giờ mọi người biết về rất nhiều loại sản phẩm từ chocolate. Điều này cũng nằm trong xu thế chung của toàn cầu.
Các chuyên gia thị trường đã dự báo, nhu cầu và tiêu thụ chocolate ngày một tăng tại các thị trường đang nổi lên, đặc biệt là ở châu Á, đã giúp doanh thu từ việc bán chocolate trên toàn cầu tăng 2%, lên 81,8 tỷ USD năm 2011, trong đó, doanh số bán ở Trung Quốc được dự báo tăng 19%, lên 1,2 tỷ USD, tăng 7% ở Ấn Độ, lên 633 triệu USD, còn tại Indonesia có khả năng tăng tới 25% lên 1,1 tỷ USD và có thể đạt 1,9 tỷ USD vào năm 2015.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất cacao Indonesia (ASKINDO), Zulhefi Sikumbang cho biết, nước này tuy đứng thứ ba thế giới về sản xuất cacao, song sản xuất chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ khi nông dân sở hữu tới 90% diện tích trồng cây cacao.
Hơn nữa, nhiều nông dân hiện đang muốn chuyển sang trồng các loại cây khác sinh lời hơn như càphê, cao su hay dầu cọ.
Theo ASKINDO, năm nay do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản lượng cacao của Indonesia có thể chỉ đạt 430.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục từ trước đến nay 650.000 tấn năm 2006.
Với nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong nước, ASKINDO dự báo, Indonesia sẽ phải nhập khẩu 100.000 tấn hạt cacao trong 2-3 năm tới để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến trong nước./.
Tuy nhiên, mặt hàng này hiện rất phổ biến và được ưa chuộng ở đất nước vạn đảo, nhất là trong giới trẻ, với doanh thu năm nay ước tăng 25% lên 1,1 tỷ USD.
Sở thích của người tiêu dùng Indonesia đã thay đổi nhanh chóng cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sự mở rộng của tầng lớp trung lưu đã khiến các sản phẩm chocolate đen hay chất lượng cao ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn.
Tuy nhiên, thị trường chocolate Indonesia còn rất nhiều tiềm năng phát triển, khi nhu cầu tiêu thụ mới đạt khoảng 0,2 kg/người/năm, so với 0,6 kg/người/năm ở nước láng giềng Malaysia và 10 kg/người/năm ở châu Âu. Do vậy, Indonesia đã đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần mức tiêu thụ cacao trong nước trong vòng ba năm tới.
Christina Erawati, hiệu trưởng trường dạy nghề chế biến các sản phẩm từ chocolate cho biết, 5 năm trước đây người dân Indonesia mới biết về chocolate qua các đồ uống có chocolate, nhưng bây giờ mọi người biết về rất nhiều loại sản phẩm từ chocolate. Điều này cũng nằm trong xu thế chung của toàn cầu.
Các chuyên gia thị trường đã dự báo, nhu cầu và tiêu thụ chocolate ngày một tăng tại các thị trường đang nổi lên, đặc biệt là ở châu Á, đã giúp doanh thu từ việc bán chocolate trên toàn cầu tăng 2%, lên 81,8 tỷ USD năm 2011, trong đó, doanh số bán ở Trung Quốc được dự báo tăng 19%, lên 1,2 tỷ USD, tăng 7% ở Ấn Độ, lên 633 triệu USD, còn tại Indonesia có khả năng tăng tới 25% lên 1,1 tỷ USD và có thể đạt 1,9 tỷ USD vào năm 2015.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất cacao Indonesia (ASKINDO), Zulhefi Sikumbang cho biết, nước này tuy đứng thứ ba thế giới về sản xuất cacao, song sản xuất chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ khi nông dân sở hữu tới 90% diện tích trồng cây cacao.
Hơn nữa, nhiều nông dân hiện đang muốn chuyển sang trồng các loại cây khác sinh lời hơn như càphê, cao su hay dầu cọ.
Theo ASKINDO, năm nay do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản lượng cacao của Indonesia có thể chỉ đạt 430.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục từ trước đến nay 650.000 tấn năm 2006.
Với nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong nước, ASKINDO dự báo, Indonesia sẽ phải nhập khẩu 100.000 tấn hạt cacao trong 2-3 năm tới để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến trong nước./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)