Những bằng chứng cho thấy ảnh chụp MH17 của Nga là giả mạo

Một trang tin tức điều tra đã bác bỏ các báo cáo về việc máy bay MH17 bị bắn hạ bởi máy bay chiến đấu Ukraine và khẳng định những hình ảnh về chiếc máy bay này có thể đã được chỉnh sửa.
Những bằng chứng cho thấy ảnh chụp MH17 của Nga là giả mạo ảnh 1Hình ảnh chiếc máy bay MH17 bị máy bay chiến đấu Ukraine bắn hạ do kênh truyền hình Channel 1 của Nga công bố.

Một trang tin tức điều tra đã bác bỏ các báo cáo về việc máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn hạ bởi máy bay chiến đấu Ukraine và khẳng định những hình ảnh về chiếc máy bay này có thể đã được chỉnh sửa, theo Daily Mail.

Trước đó, những bức ảnh vệ tinh chụp lại khoảnh khắc cuối cùng của MH17 khi bay qua Ukraine do Nga công bố đã trở thành một tin tức giật gân.

Những bức ảnh vệ tinh "bị rò rỉ" này, được khẳng định là chụp từ vệ tinh của Anh hoặc Mỹ, cho thấy một tên lửa phóng thẳng về phía chiếc máy bay.

Tuy nhiên sau khi những hình ảnh này được công bố, nhiều chuyên gia hàng không lập tức bày tỏ sự hoài nghi trên trang tin online Bellingcat. Họ chỉ ra những điểm không thống nhất giữa các bức ảnh và khẳng định những hình ảnh này là giả mạo.

Sự việc này đã xảy ra vào một thời điểm tồi tệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, người phải đối mặt với sự lạnh nhạt của các nguyên thủ quốc gia khác tại hội nghị G20 sau khi các lãnh đạo phương Tây gây áp lực với ông về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và đe dọa áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt với Nga.

Chuyến bay MH17 đi từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bay qua khu vực giao tranh khi mất tín hiệu trên radar. Tổng cộng 283 hành khách, trong đó có 80 trẻ em, cùng 15 thành viên đội bay đã thiệt mạng.

Biên tập viên truyền hình Nga Mikhail Leontiev cho biết nguồn cung cấp bí ẩn của những bức ảnh gây sốc nói trên nói rằng đây là những hình ảnh cho thấy "một máy bay chiến đấu Mig-29 phá hủy chiếc máy bay Boeing chở khách." Tuy nhiên, trang tin của các phóng viên dân sự lại nghi ngờ tính xác thực của những bức ảnh này.

Những bằng chứng cho thấy ảnh chụp MH17 của Nga là giả mạo ảnh 2Trang Bellingcat chỉ ra các bằng chứng về việc các bức ảnh được ghép từ hàng loạt các hình ảnh bản đồ vệ tinh khác nhau.

Theo trang tin Bellingcat, những hình ảnh vệ tinh này được tạo ra qua kết hợp nhiều hình ảnh bản đồ vệ tinh, và chiếc máy bay chiến đấu trong ảnh nhìn giống mẫu Su-27 thay vì Su-25 như kênh truyền hình Nga đã nói.

Nhiều người cũng đặt dấu hỏi về logo của hãng hàng không Malaysia, khi các chuyên gia hàng không kết luận logo đã ở sai vị trí, và chiếc máy bay "MH17" này trông giống một chiếc Boeing 767 hơn là Boeing 777. Sau khi chỉ ra các bằng chứng trên, trang Bellingcat cho rằng những bức ảnh này không xác thực và kết luận MH17 không bị máy bay chiến đấu bắn hạ.

Giới lãnh đạo phương Tây thường xuyên cho rằng chiếc máy bay đã bị các lực lượng thân Moskva dùng tên lửa BUK do Nga sản xuất bắn hạ. Nga phản bác lại rằng đã có một chiếc máy bay khác không xác định được danh tính xuất hiện tại vùng lân cận khi vụ va chạm xảy ra, và Ukraine cùng phương Tây đã bưng bít thông tin này.

Đầu tuần trước, giữa những lo ngại của phương Tây về việc tổng thống Putin đã điều nhiều lực lượng quân sự lớn tới hỗ trợ cho quân nổi dậy thân Nga ở Ukraine, ông Putin cũng buộc tội chính quyền Ukraine "thường xuyên che đậy" hiện trường nơi chiếc máy bay MH17 rơi xuống. Ukraine thì tuyên bố rằng những ngày gần đây, rất nhiều khí tài quân sự, lính đặc công và súng AK74 đã được Nga chuyển tới Donetsk.

Những bằng chứng cho thấy ảnh chụp MH17 của Nga là giả mạo ảnh 3Ảnh so sánh sự khác biệt và khẳng định chiếc máy bay trong ảnh không phải là Boeing 777.
Những bằng chứng cho thấy ảnh chụp MH17 của Nga là giả mạo ảnh 4Một so sánh khác chỉ ra sự bất hợp lý của máy bay chiến đấu trong ảnh.
Những bằng chứng cho thấy ảnh chụp MH17 của Nga là giả mạo ảnh 5Tổng cộng đã có 283 hành khách và 15 thành viên tổ bay thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MH17.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục