Những bấp bênh của thị trường dầu mỏ thế giới

Năm 2011 là một trong những năm giá dầu thô thế giới biến động mạnh nhất. Giá dầu biến động là một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới.

Cùng với tình trạng lạm phát gia tăng, tình trạng nợ công đang khủng hoảng và những đòn nặng nề mà thảm họa thiên nhiên giáng xuống một số khu vực, sự diễn biến phức tạp của thị trường dầu càng làm cho kinh tế thế giới khó khăn thêm.
Năm 2011 là một trong những năm giá dầu thô thế giới biến động mạnh nhất. Giá dầu biến động là một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới.

Cùng với tình trạng lạm phát gia tăng, tình trạng nợ công đang khủng hoảng và những đòn nặng nề mà thảm họa thiên nhiên giáng xuống một số khu vực, sự diễn biến phức tạp của thị trường dầu càng làm cho kinh tế thế giới khó khăn thêm.

Phóng viên TTXVN đã cuộc trao đổi về vấn đề này với giáo sư tiến sỹ Nguyễn Đình Kháng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

- Ông có thể phân tích, dự báo như thế nào về triển vọng những nguồn cung dầu mỏ lón trên thế giới ở Libya, Trung Đông-Bắc Phi?

Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Đình Kháng: Giá dầu mỏ phản ánh bức tranh phức tạp của thế giới và tình hình địa chính trị ở các khu vực sản xuất dầu mỏ quan trọng ảnh hưởng rất lớn đối với giá dầu. Tình hình ở các khu vực này phức tạp chấc chắn sẽ dẫn tới tình trạng bấp bênh trên thị trường dầu mỏ.

Mặc dù Libya chỉ chiếm 2% cung dầu mỏ thế giới nhưng đây là quốc gia thuộc Trung Đông, một khu vực sản xuất dầu mỏ quan trọng thế giới có tình hình địa chính trị phức tạp. Trong bối cảnh nhiều quốc gia lớn đã rót vốn đầu tư vào Libya thì nếu quốc gia này sớm ổn định tình hình trong nước sẽ giúp giảm độ bấp bênh của giá dầu mỏ.

- Theo ông, những nguồn sản xuất và xuất khẩu quan trọng khác như Nga có gì đáng lưu tâm?

Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Đình Kháng: Nga chiếm xấp xỉ 24% nguồn cung dầu mỏ thế giới và có trữ lượng dầu khí khá lớn nên có vai trò quan trọng đối với việc ổn định và điều tiết giá dầu. Tuy vậy, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới và quan hệ kinh tế-chính trị giữa các nước này cũng tác động lớn tới thị trường dầu mỏ. Vì vậy, các nước nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam , cần theo dõi tình hình kinh tế-xã hội của những quốc gia trên để đảm bảo lợi ích và hạn chế rủi ro do những biến động trên thị trường dầu mỏ gây ra.

- Thưa ông, ở một khía cạnh nhất định, có thể nói thị trường dầu mỏ giống như một chiếc gương phản chiếu thực trạng và triển vọng của kinh tế thế giới. Thị trường dầu mỏ sẽ có diễn biến như thế nào trong thời gian còn lại của năm 2011?

Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Đình Kháng: Nhu cầu và cán cân cung cầu dầu mỏ liên quan mật thiết đến tình hình của các nền kinh tế lớn và yếu tố mùa vụ. Xét về sâu xa, một nhân tố quyết định đến giá dầu là sức mua của đồng tiền mà cụ thể là đồng USD. Giá trị xã hội quốc tế của dầu mỏ không thay đổi, cung cầu không thay đổi nhưng mà sức mua của đồng USD thì giá dầu cũng sẽ thay đổi theo tỷ lệ nghịch, tức là đồng USD lên giá thì giá dầu sẽ giảm và ngược lại.

Hiện tại, trong bối cảnh kinh tễ Mỹ vẫn khó khăn, tình hình Trung Đông chưa ổn định thì giá dầu thế giới dự kiến vẫn còn bấp bênh trong thời gian từ nay đến cuối năm.

- Ông cho biết ý kiến về ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới đối với Việt Nam?

Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Đình Kháng: Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng nên giá dầu tăng giảm đều có ảnh hưởng đến Việt Nam với cả hai mặt thuận lợi và khó khăn. Giá dầu thế giới tăng thì giá dầu xuất khẩu và giá xăng nhập khẩu của Việt Nam đều tăng nên Việt Nam không cần quá lo lắng.

Vấn đề là Việt Nam cần hạn chế những mặt không thuận lợi và cố gắng khai thác các mặt thuận lợi. Việt Nam cần tạo cơ chế thông thoáng doanh nghiệp có năng lực hoạt động tốt trong khi nhà nước giữ vai trò ổn định kinh tế vĩ mô đúng như tinh thần của Nghị quyết 11./.

-Xin cảm ơn ông!

Anh Quân (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục