Chắc hẳn đây là món ăn quen thuộc nhất của các bà mẹ có con nhỏ. Nhưng liệu bạn đã hiểu biết đủ về cà rốt chưa? Hay còn có những bí mật nào về loại thực phẩm này mà mẹ chưa biết?
Cà rốt thì tốt nhưng nitrat thì không
Nhiều bà mẹ thường cho bé ăn cà rốt rất sớm mà không biết rằng cà rốt chứa rất nhiều nitrat. Dù nhiễm độc nitrat là trường hợp rất hiếm nhưng tốt hơn hết, mẹ nên đảm bảo bé đủ lớn rồi hãy giới thiệu loại thực phẩm này đến cục cưng của mình.
Theo các chuyên gia, những món ăn từ cà rốt chỉ thật sự an toàn sau tháng thứ 4 của trẻ. Nhưng điều này quả thật đáng mừng vì đó được coi là khá sớm so với nhiều loại thực phẩm chế biến thức ăn dặm khác.
Dinh dưỡng nhưng đừng quá liều
Bên cạnh vitamin A, dưỡng chất cần thiết để phát triển thị giác của trẻ, cà rốt còn chứa hoạt chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư hay bệnh tim.
Tuy nhiên, cà rốt nếu dùng nhiều sẽ dễ gây vàng da bé. Dù thực chất điều đó không có hại và sẽ biến mất khi giảm bớt lượng cà rốt, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi nhận thấy bé có triệu chứng tròng mắt bị chuyển vàng.
Chế biến cà rốt thật ngon
Những củ cà rốt trung bình được cắt gọt sạch sẽ trông có vẻ chất lượng nhất nhưng không phải vậy. Đối với bé, bạn nên chọn những củ nhỏ, còn non vì chúng ngọt và mềm hơn, trong khi củ lớn có thể dai và cứng. Chọn củ chắc, mịn, không rạn nứt hay bầm dập và có màu cam sáng. Những củ để lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ chuyển màu xanh xỉn hoặc trông như bị cháy nắng.
Thông thường các củ cà rốt làm sẵn trong siêu thị sẽ được người ta cắt bỏ phần cuống xanh ở trên. Tuy nhiên, bạn nên chọn những củ vẫn còn nguyên cuống.
Bảo quản cà rốt sau khi mua cũng cần có phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như sau khi mua củ còn nguyên cuống về, bạn cần phải loại bỏ cuống ngay trước khi bỏ chúng vào tủ lạnh bởi chúng có khả năng hút ẩm cũng như lấy đi chất dinh dưỡng từ củ. Thay vào đó, hãy cuộn chặt cà rốt trong giấy báo và để trong ngăn rau khô thoáng nếu bạn muốn dự trữ chúng trong 2 tuần. Không được để cà rốt cạnh các loại trái cây hay khoai tây vì chúng sẽ khiến cà rốt không những mau héo mà còn đắng.
Đến giờ ăn rồi
Cà rốt là một trong những thực phẩm dễ kết hợp nhất nên mẹ có thể sáng tạo thực đơn cho bé bằng cách luộc, hấp, nướng, chiên. Mặc dù vậy, với trẻ nhỏ thì cà rốt luộc mềm sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng nhất cũng như tăng cường chất chống oxy hóa.
Đồng thời, cà rốt luộc sẽ dễ dàng nghiền nhuyễn để làm bữa ăn dặm (nhưng đừng luộc đến mức nhũn ra, vì như vậy sẽ làm cà rốt mất chất và hương vị). Chỉ cần trộn cà rốt với sữa hoặc cháo là bé có được bữa ăn hoàn hảo./.
Cà rốt thì tốt nhưng nitrat thì không
Nhiều bà mẹ thường cho bé ăn cà rốt rất sớm mà không biết rằng cà rốt chứa rất nhiều nitrat. Dù nhiễm độc nitrat là trường hợp rất hiếm nhưng tốt hơn hết, mẹ nên đảm bảo bé đủ lớn rồi hãy giới thiệu loại thực phẩm này đến cục cưng của mình.
Theo các chuyên gia, những món ăn từ cà rốt chỉ thật sự an toàn sau tháng thứ 4 của trẻ. Nhưng điều này quả thật đáng mừng vì đó được coi là khá sớm so với nhiều loại thực phẩm chế biến thức ăn dặm khác.
Dinh dưỡng nhưng đừng quá liều
Bên cạnh vitamin A, dưỡng chất cần thiết để phát triển thị giác của trẻ, cà rốt còn chứa hoạt chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư hay bệnh tim.
Tuy nhiên, cà rốt nếu dùng nhiều sẽ dễ gây vàng da bé. Dù thực chất điều đó không có hại và sẽ biến mất khi giảm bớt lượng cà rốt, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi nhận thấy bé có triệu chứng tròng mắt bị chuyển vàng.
Chế biến cà rốt thật ngon
Những củ cà rốt trung bình được cắt gọt sạch sẽ trông có vẻ chất lượng nhất nhưng không phải vậy. Đối với bé, bạn nên chọn những củ nhỏ, còn non vì chúng ngọt và mềm hơn, trong khi củ lớn có thể dai và cứng. Chọn củ chắc, mịn, không rạn nứt hay bầm dập và có màu cam sáng. Những củ để lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ chuyển màu xanh xỉn hoặc trông như bị cháy nắng.
Thông thường các củ cà rốt làm sẵn trong siêu thị sẽ được người ta cắt bỏ phần cuống xanh ở trên. Tuy nhiên, bạn nên chọn những củ vẫn còn nguyên cuống.
Bảo quản cà rốt sau khi mua cũng cần có phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như sau khi mua củ còn nguyên cuống về, bạn cần phải loại bỏ cuống ngay trước khi bỏ chúng vào tủ lạnh bởi chúng có khả năng hút ẩm cũng như lấy đi chất dinh dưỡng từ củ. Thay vào đó, hãy cuộn chặt cà rốt trong giấy báo và để trong ngăn rau khô thoáng nếu bạn muốn dự trữ chúng trong 2 tuần. Không được để cà rốt cạnh các loại trái cây hay khoai tây vì chúng sẽ khiến cà rốt không những mau héo mà còn đắng.
Đến giờ ăn rồi
Cà rốt là một trong những thực phẩm dễ kết hợp nhất nên mẹ có thể sáng tạo thực đơn cho bé bằng cách luộc, hấp, nướng, chiên. Mặc dù vậy, với trẻ nhỏ thì cà rốt luộc mềm sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng nhất cũng như tăng cường chất chống oxy hóa.
Đồng thời, cà rốt luộc sẽ dễ dàng nghiền nhuyễn để làm bữa ăn dặm (nhưng đừng luộc đến mức nhũn ra, vì như vậy sẽ làm cà rốt mất chất và hương vị). Chỉ cần trộn cà rốt với sữa hoặc cháo là bé có được bữa ăn hoàn hảo./.
(Đẹp/Vietnam+)