Trước cảnh giá cả leo thang hiện nay, bài toán chi tiêu luôn làm đau đầu những bà nội trợ. Nhiều phụ nữ chọn giải pháp tiết kiệm, cũng không ít người loay hoay tìm lối thoát khác...
Tăng cường thắt lưng buộc bụng
Thời điểm này, khi các bà nội trợ còn chưa kịp thở phào vì thực phẩm đã phần nào ổn định lại giá như trước Tết thì lại phải đau đầu đối mặt với việc giá điện, nước và giá xăng tăng.
Chị Hoa ở phố Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội, phàn nàn từ khi xăng, điện, nước tăng giá, chị không những phải chi trả nhiều hơn cho các khoản này mà còn chịu mất tiền cho một loạt giá dịch vụ khác tăng theo.
Khi chưa tăng giá, mỗi tháng gia đình chị hết khoảng 150.000 đồng tiền điện nước, thế mà tháng này chị đã phải chi đến hơn 200.000 đồng.
Ngoài ra, con trai chị Hoa chưa đầy hai tuổi phải gửi ở một trường tư thục. Trước kia, khoản đóng góp cho cháu chỉ hết 400.000 đồng một tháng. Hiện tại, mức đóng góp này đã tăng lê 500.000 đồng bởi lý do giá điện, nước tăng.
Không chỉ vậy, do trái tuyến xe bus nên đôi khi nhỡ nhàng chồng chị phải bắt "xe ôm" đi làm. Nếu như trước kia, chi phí cho một "cuốc" xe với tuyến đường dài 15km anh chỉ trả 45.000 đồng, thì bây giờ lên tới 60.000 đồng...
Giá cả leo thang trong lúc thu nhập của gia đình vẫn không "nhúc nhích" khiến nhiều đêm chị Hoa lo đến mất ngủ: "Thu nhập của cả hai vợ chồng chưa đủ 4 triệu đồng. Không tìm cách tiết kiệm thì lấy đâu mà sống?"
Chị Hoa cho hay, phải bằng trăm đường tiết kiệm mới giúp chị vun vén được cuộc sống trong giới hạn thu nhập ít ỏi của gia đình mình.
Chị chia sẻ kinh nghiệm, gia đình chị tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất như: Tắt đèn điện lúc chưa dùng và thậm chí là hạn chế sử dụng máy giặt, quạt điện... Điều tưởng đơn giản đó cũng đỡ cho chị bốn, năm chục số điện một tháng.
Không chỉ vậy, thời gian thư thả, hầu như chị bắt xe bus đi làm thay cho xe máy. “Hai mươi ngày đi xe bus mình đã tiết kiệm được gần hai trăm nghìn tiền xăng trong tháng. Nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái lớn. Nhờ tính toán chi tiêu tiết kiệm nên dù lương không tăng nhưng cuộc sống gia đình mình vẫn tạm ổn. Nếu không tiết kiệm vậy chắc vợ chồng phải nai lưng mà kiếm thêm nữa mới bù vào được mức tiêu,” chị Hoa tâm sự.
Giống như chị Hoa, có nhiều phụ nữ đã tính toán cắt giảm chi tiêu để giữ cho gia đình không bị lao đao trước cảnh giá tăng không tỉ lệ thuận với thu nhập của họ.
Loay hoay tăng thu nhập
Với một số gia đình, không áp dụng được giải pháp tiết kiệm, họ xoay ra tìm cách kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, đây là một giải pháp khó khăn không phải ai cũng làm được.
Chị Lệ ở Kim Mã, Hà Nội, nhà rất nóng nên dù muốn tiết kiệm điện tắt điều hòa thì các con chị cũng không chịu được.
Là giáo viên mầm non của một trường tư thục, mỗi tháng thu nhập của chị ngót ngét 2 triệu đồng. Chồng chị là nhân viên kinh doanh, lương tháng 4 triệu đồng. Hàng tháng, trừ các khoản chi tiêu, gia đình họ còn dư được gần 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ khi giá cả tăng cao, nhà chị không tiết kiệm được đồng nào. Nhiều lúc họ cũng lo nhỡ có việc gì đột xuất thì không biết xoay sở ở đâu. Đã vậy, hai đứa con lại hay ốm đau. Bàn tính nhiều, cuối cùng anh chị quyết định tìm việc làm thêm.
Chị Lệ may mắn được phụ huynh học sinh giới thiệu dạy nhạc cho một số cháu vào buổi tối. Khoản thu nhập nhỏ nhoi ba trăm nghìn một tháng cùng với tám trăm nghìn anh được nhận từ việc cộng tác với một công ty bảo hiểm đã giúp họ yên tâm bước qua giai đoạn này.
Cũng đi tìm việc làm thêm nhưng vợ chồng chị Hằng ở Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn.
Sau nhiều lần lăn lộn tìm, cuối cùng chị cũng kiếm được việc là gấp phong bì tại nhà cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Tiền công gấp mỗi phong bì chỉ có 300 đồng, bình quân một tối anh chị cũng làm thêm được chừng 10.000 đồng. Tuy vậy, trước khi nhận giấy về gấp, họ phải đặt cọc mấy trăm nghìn thành ra một tháng làm cặm cụi cũng chỉ đủ tiền đặt cọc!
Nỗi khổ lớn hơn là từ khi vợ chồng nhận việc làm thêm thì không còn thời gian chăm sóc con. “Nhìn đứa bé mũi dãi chảy nhoen mặt nằm ngủ mà thương hại. Gấp hết chỗ phong bì này mình cũng nghỉ luôn. Có thể mình sẽ đầu tư bán ốc luộc vào buổi tối,” chị Hằng than thở./.
Tăng cường thắt lưng buộc bụng
Thời điểm này, khi các bà nội trợ còn chưa kịp thở phào vì thực phẩm đã phần nào ổn định lại giá như trước Tết thì lại phải đau đầu đối mặt với việc giá điện, nước và giá xăng tăng.
Chị Hoa ở phố Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội, phàn nàn từ khi xăng, điện, nước tăng giá, chị không những phải chi trả nhiều hơn cho các khoản này mà còn chịu mất tiền cho một loạt giá dịch vụ khác tăng theo.
Khi chưa tăng giá, mỗi tháng gia đình chị hết khoảng 150.000 đồng tiền điện nước, thế mà tháng này chị đã phải chi đến hơn 200.000 đồng.
Ngoài ra, con trai chị Hoa chưa đầy hai tuổi phải gửi ở một trường tư thục. Trước kia, khoản đóng góp cho cháu chỉ hết 400.000 đồng một tháng. Hiện tại, mức đóng góp này đã tăng lê 500.000 đồng bởi lý do giá điện, nước tăng.
Không chỉ vậy, do trái tuyến xe bus nên đôi khi nhỡ nhàng chồng chị phải bắt "xe ôm" đi làm. Nếu như trước kia, chi phí cho một "cuốc" xe với tuyến đường dài 15km anh chỉ trả 45.000 đồng, thì bây giờ lên tới 60.000 đồng...
Giá cả leo thang trong lúc thu nhập của gia đình vẫn không "nhúc nhích" khiến nhiều đêm chị Hoa lo đến mất ngủ: "Thu nhập của cả hai vợ chồng chưa đủ 4 triệu đồng. Không tìm cách tiết kiệm thì lấy đâu mà sống?"
Chị Hoa cho hay, phải bằng trăm đường tiết kiệm mới giúp chị vun vén được cuộc sống trong giới hạn thu nhập ít ỏi của gia đình mình.
Chị chia sẻ kinh nghiệm, gia đình chị tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất như: Tắt đèn điện lúc chưa dùng và thậm chí là hạn chế sử dụng máy giặt, quạt điện... Điều tưởng đơn giản đó cũng đỡ cho chị bốn, năm chục số điện một tháng.
Không chỉ vậy, thời gian thư thả, hầu như chị bắt xe bus đi làm thay cho xe máy. “Hai mươi ngày đi xe bus mình đã tiết kiệm được gần hai trăm nghìn tiền xăng trong tháng. Nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái lớn. Nhờ tính toán chi tiêu tiết kiệm nên dù lương không tăng nhưng cuộc sống gia đình mình vẫn tạm ổn. Nếu không tiết kiệm vậy chắc vợ chồng phải nai lưng mà kiếm thêm nữa mới bù vào được mức tiêu,” chị Hoa tâm sự.
Giống như chị Hoa, có nhiều phụ nữ đã tính toán cắt giảm chi tiêu để giữ cho gia đình không bị lao đao trước cảnh giá tăng không tỉ lệ thuận với thu nhập của họ.
Loay hoay tăng thu nhập
Với một số gia đình, không áp dụng được giải pháp tiết kiệm, họ xoay ra tìm cách kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, đây là một giải pháp khó khăn không phải ai cũng làm được.
Chị Lệ ở Kim Mã, Hà Nội, nhà rất nóng nên dù muốn tiết kiệm điện tắt điều hòa thì các con chị cũng không chịu được.
Là giáo viên mầm non của một trường tư thục, mỗi tháng thu nhập của chị ngót ngét 2 triệu đồng. Chồng chị là nhân viên kinh doanh, lương tháng 4 triệu đồng. Hàng tháng, trừ các khoản chi tiêu, gia đình họ còn dư được gần 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, từ khi giá cả tăng cao, nhà chị không tiết kiệm được đồng nào. Nhiều lúc họ cũng lo nhỡ có việc gì đột xuất thì không biết xoay sở ở đâu. Đã vậy, hai đứa con lại hay ốm đau. Bàn tính nhiều, cuối cùng anh chị quyết định tìm việc làm thêm.
Chị Lệ may mắn được phụ huynh học sinh giới thiệu dạy nhạc cho một số cháu vào buổi tối. Khoản thu nhập nhỏ nhoi ba trăm nghìn một tháng cùng với tám trăm nghìn anh được nhận từ việc cộng tác với một công ty bảo hiểm đã giúp họ yên tâm bước qua giai đoạn này.
Cũng đi tìm việc làm thêm nhưng vợ chồng chị Hằng ở Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn.
Sau nhiều lần lăn lộn tìm, cuối cùng chị cũng kiếm được việc là gấp phong bì tại nhà cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Tiền công gấp mỗi phong bì chỉ có 300 đồng, bình quân một tối anh chị cũng làm thêm được chừng 10.000 đồng. Tuy vậy, trước khi nhận giấy về gấp, họ phải đặt cọc mấy trăm nghìn thành ra một tháng làm cặm cụi cũng chỉ đủ tiền đặt cọc!
Nỗi khổ lớn hơn là từ khi vợ chồng nhận việc làm thêm thì không còn thời gian chăm sóc con. “Nhìn đứa bé mũi dãi chảy nhoen mặt nằm ngủ mà thương hại. Gấp hết chỗ phong bì này mình cũng nghỉ luôn. Có thể mình sẽ đầu tư bán ốc luộc vào buổi tối,” chị Hằng than thở./.
Thúy Mơ (Vietnam+)