Những khó khăn của Thủ tướng Johnson và nước cờ cuối Brexit

Giống như việc bơi trong hồ nước đầy cá mập, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt với các thách thức khó khăn khi ông tìm cách thực hiện cam kết liều lĩnh, đó là rời khỏi EU vào ngày 31/10.
Những khó khăn của Thủ tướng Johnson và nước cờ cuối Brexit ảnh 1Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Nguồn: Getty Images)

Trang mạng thehill.com đưa tin giống như việc bơi trong hồ nước đầy cá mập, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang đối mặt với các thách thức khó khăn khi ông tìm cách thực hiện cam kết liều lĩnh, đó là rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/10.

Tuy nhiên, những “con dã thú” nguy hiểm nhất vây quanh ông Johson không phải là các quan chức quan liêu của Brussels mà là các thành viên trong chính đảng Bảo thủ của ông.

Như vậy, nếu hầu hết các thành viên đảng Bảo thủ của Quốc hội coi ông Johnson là gã hề dối trá, không đáng tin cậy và “tham quyền,” thì tại sao họ lại bỏ phiếu để ông trở thành ứng cử viên số 1 kế nhiệm bà Theresa May giữ chức thủ tướng?

Câu trả lời ở đây rất đơn giản: ông Johnson rất được ưa chuộng trong hàng ngũ các thành viên của đảng Bảo thủ và được coi là nhân vật duy nhất có thể cứu giúp chính đảng lâu năm nhất thế giới này khỏi sự lãng quên trong cuộc bầu cử sắp tới, bất kể nó diễn ra khi nào.

[Phố Downing: Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ không từ chức]

Kể từ khi cuộc trưng cầu ý dân Brexit diễn ra 3 năm trước, Anh đã trải qua cuộc biến động chính trị làm thay đổi đáng kể cấu trúc chính trị của nền dân chủ ổn định nhất từ trước đến nay ở phương Tây.

Nhiệm kỳ thủ tướng thảm hại của bà May đã khiến Anh “bẽ mặt” với thế giới bởi EU cũng như phải chứng kiến sự phân cực chính trị trong nước, do thất bại của bà trong việc thực hiện cam kết tranh cử rằng "Brexit có nghĩa là Brexit."

Sự phân cực vì Brexit - vốn giờ đây trở thành vấn đề đặc trưng trong chính trường Anh - xuất phát từ thực tế rằng 1/3 cử tri đảng Bảo thủ phản đối Brexit, trong khi 1/3 cử tri Công đảng mong muốn điều đó. Điều này dẫn tới “sự lưỡng lự” giữa phía bà May và lãnh đảo Công đảng Jeremy Corbyn.

Kết quả là những người bất đồng chính kiến ở cả hai đảng đều coi các nhà lãnh đạo của họ là “yếu đuối” và bắt đầu tìm kiếm “các lựa chọn khác” trong số những người đã chia sẻ niềm đam mê chính trị đặc biệt của họ.

“Các lựa chọn khác” có tác động đáng chú ý tới các cuộc bầu cử EU gần đây tại Anh: đảng Tự do vốn “hấp hối” từ lâu đã tìm thấy sức sống mới với tư cách là đảng kiên quyết phản đối Brexit, và đảng Brexit - mới được thành lập bởi Nigel Fararge - giành được thành công lớn khi họ trở thành thỏi nam châm hút các nghị sỹ Bảo thủ muốn "Brexit ngay lúc này."

Như vậy, ông Boris Johnson là ai và ông có cơ hội nào để “thực hiện nhiệm vụ khó nhằn Brexit,” nhờ đó cứu được đảng của ông và đất nước ông khỏi thảm họa sắp xảy ra?

Ông Johnson là một nhân vật chóp bu kinh điển của Anh, tốt nghiệp các trường danh giá (Eton, Oxford) và có các mối quan hệ gia đình, và có "phong thái cư xử thân thiện."

Giống như thần tượng của ông là Winston Churchill, người từng bị các nghị sỹ đảng Bảo thủ hoài nghi trước năm 1940 và bị nhiều người cho là “hay thay đổi và không đáng tin cậy,” ông Johnson trở thành Thủ tướng chỉ bởi nhu cầu cấp bách quốc gia.

Như mọi người đã biết, ông Churchill đã “bác bỏ” những người phản đối ông và chứng tỏ được khả năng của mình.

Với ông Johnson, chỉ có thời gian mới cho thấy điều đó và ông giờ đây chỉ còn rất ít thời gian từ nay tới ngày 31/10 - thời hạn mà EU đặt ra để Anh phải chấp nhận “thỏa thuận” mà EU đã đàm phán với bà May hoặc chấm dứt tư cách thành viên EU.

Trong bối cảnh chỉ kiểm soát đa số “mong manh” ở Hạ viện, ông Johnson đã khéo léo hứa hẹn với các nhân vật phản đối Brexit trong đảng của ông rằng ông sẽ tìm kiếm “một thỏa thuận tốt hơn” từ EU trong khi đảm bảo với các nhân vật ủng hộ Brexit rằng Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 31/10 nếu ông không đạt được thỏa thuận.

Giờ đây EU đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan do lỗi của chính họ. EU đã nhiều lần nói với Anh rằng họ sẽ không thương lượng lại về “thỏa thuận” đã đề xuất với bà May.

Tuy nhiên, họ biết rằng thỏa thuận đó bị Quốc hội Anh bác bỏ 3 lần và giờ đây họ đang đối mặt với một vị thủ tướng vốn là một “Brexiteer” (người ủng hộ Anh ra đi) nhiệt thành.

Dần dần, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng với EU “cứng đầu” rằng họ đã hành động sai lầm, và rằng trong “Cuộc chiến của Anh” thời hiện đại này, chính EU - chứ không phải Anh - cuối cùng sẽ là người thua cuộc lớn nhất./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục