Những mảnh vỡ trong chính sách đối ngoại của ông Trump ở châu Á

Theo trang mạng eastasiaforum.org, những mảnh vỡ của cách tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump tiếp tục "chất đống" khắp châu Á và trên toàn thế giới.
Những mảnh vỡ trong chính sách đối ngoại của ông Trump ở châu Á ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)

Theo trang mạng eastasiaforum.org, khi chính quyền Trump lên nắm quyền cách đây 2 năm, phản ứng của các nhà hoạch định chính sách đối với rủi ro rất lớn trong các mối quan hệ - từ quan hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc đến quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản hay Australia bị sụt giảm - là đội ngũ của ông Trump sẽ ổn định lại sau cuộc bầu cử và công việc với chính quyền mới sẽ tiếp tục diễn ra như bình thường dù ít hay nhiều.

Mỹ là điểm mấu chốt của hệ thống an ninh chính trị và kinh tế mà thế giới đã dựa vào trong hơn 3/4 thế kỷ qua. Kiến trúc kinh tế toàn cầu mà Mỹ và các đồng minh thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ hai hiện thiếu vắng sự lãnh đạo và quan tâm của Mỹ.

Ông Trump và đội ngũ của ông đã đối xử tệ với cấu trúc này. Cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc và các hành động thương mại của ông chống lại những quốc gia khác, kể cả các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, châu Âu và Canada, cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các quy tắc cốt lõi của nó.

Hệ thống này là hệ thống các quy tắc quốc tế, bất kể điểm yếu của nó là gì, mà an ninh chính trị của châu Á cũng phải phụ thuộc rất nhiều.

Những mảnh vỡ của cách tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump tiếp tục chất đống khắp châu Á và trên toàn thế giới.

Triển vọng trước mắt, trong một hoặc hai năm tới, báo trước sự bất ổn về kinh tế và chính trị gia tăng. Cách thức đàm phán mà ông Trump đã thể hiện để giải quyết những vấn đề này đã xem thường sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp giữa lợi ích an ninh kinh tế và chính trị vốn đang bị đe dọa.

Cách tiếp cận của ông Trump đã đánh giá thấp những hậu quả gây tổn thất cho nhiều bên của quan hệ thương mại song phương. Rất mạo hiểm khi "song phương hóa" các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nền thương mại lớn nhất thế giới có mối quan hệ ràng buộc chắc chắn với hệ thống thương mại toàn cầu.

Nhật Bản cũng chịu áp lực phải thực hiện một thỏa thuận thương mại song phương với ông Trump - một thỏa thuận vượt xa các cam kết đa phương mà nước này đã thực hiện với các thành viên của cái gọi là TPP-11.

Về cuộc xung đột thương mại của Mỹ với Trung Quốc, có một khoảng cách về nhận thức ngày càng sâu sắc với Washington, và việc điều chỉnh chính sách ngoại giao bất chấp cam kết an ninh sâu sắc ở một số quốc gia.

Các nhà lãnh đạo chính sách châu Á vẫn đang đi đến chỗ chịu chấp nhận thực tế rằng ông Trump khác biệt và rằng nước Mỹ đã bầu Trump làm Tổng thống không bao giờ có thể giống nhau. Nhưng có sự hiểu biết ngày càng tăng ở Tokyo, Jakarta và thậm chí cả Canberra về những mối đe dọa đối với quan hệ với chính quyền của Tổng thống Trump và phản ứng chủ động hơn, rằng việc bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị cốt lõi của châu Á vượt qua những lo lắng tồn tại giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy và phần còn lại của châu Á là điều cần thiết.

Chuyên gia Sheila Smith lập luận rằng căn cứ vào thành tích trong quá khứ của chính quyền Trump, chính sách của Mỹ ở châu Á sẽ "không nhất quán và vị kỷ" trong năm tới khi chính quyền Trump tiếp tục "giải quyết các vấn đề của họ với các nước trong khu vực theo cách song phương và không liên tục."

[Những con bài chính trong năm thứ ba tại nhiệm của ông Trump]

Theo bà, "cuộc chiến của Mỹ với Trung Quốc một cách công khai hơn" sẽ "gây ra sự lo lắng" trên toàn khu vực.

Nhưng vấn đề chính đối với các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, theo bà Smith, không phải là hành vi của các quốc gia khác trên toàn cầu, bao gồm cả những nước ở châu Á hoặc các nơi khác.

Vấn đề chính là "những chia rẽ gây tê liệt trong nội bộ chính quyền Trump và giữa chính quyền với các cơ quan lập pháp và tư pháp của chính phủ Mỹ, điều có thể khiến bất cứ nỗ lực nào nhằm đưa các nguồn lực của Mỹ vào quan hệ đối ngoại gần như là không thể."

Năm tới đây, như chuyên gia Smith nói, có thể sẽ là một năm khó khăn về chính trị trong nước đối với Tổng thống và chính quyền của ông. Ảnh hưởng của sự nhiễu loạn chính trị xung quanh Nhà Trắng và mức độ chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ là một chiều. Nhưng sự thiếu tập trung và nhất quán trong định hướng chiến lược chính sách đối ngoại là mối lo ngại lớn hơn cả.

Chuyên môn và kinh nghiệm bị giảm sút ở tất cả các cấp của chính quyền Trump làm suy yếu lòng về việc các đồng minh, đối tác và thậm chí cả các đối thủ có thể tin tưởng vào cách hành xử của Mỹ.

Trong ngắn hạn, những mối lo ngại này tập trung vào ông Trump và chính quyền của ông. Một số người cho rằng Trump sẽ có nhiều tự do hơn để theo đuổi tham vọng của mình về "Nước Mỹ trước tiên" trên toàn thế giới. Vấn đề trước mắt là làm thế nào để đáp ứng với mục tiêu "Nước Mỹ trước tiên" về mọi mặt. Nhưng ngay cả khi có ít chuyên gia trong chính phủ thách thức tầm nhìn của ông Trump, việc thực hiện các mục tiêu của ông vẫn là một thách thức.

Chuyên gia Smith cảnh báo tình trạng hỗn loạn trong nước có thể dẫn đến các quyết định đối phó và rủi ro hơn. Điều này có thể phá hỏng những thỏa thuận có ý nghĩa với những nước khác trên toàn cầu do khuynh hướng tìm cách giải quyết sớm, ví dụ như trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hoặc vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, thay vì theo đuổi các thỏa thuận ổn định, lâu dài, phục vụ lợi ích của Mỹ cũng như các đối tác của họ.

Các cuộc khủng hoảng mà ông Trump hãnh diện tuyên bố rằng một mình ông có thể giải quyết phần lớn là do chính ông tạo ra. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu các đồng minh và đối tác châu Á của Mỹ cũng lo lắng về việc ông Trump có thể xử lý một cuộc khủng hoảng thực sự ra sao khi Quốc hội Mỹ có một động thái quan trọng nhằm hạn chế Tổng thống sử dụng vũ khí hạt nhân.

Những cơ hội mà chính quyền Trump hiện nay sẽ thành công trong việc giảm thiểu sự bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu và những căng thẳng khác với Trung Quốc hoặc, đảm bảo đạt được một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên xem ra còn xa vời.

Chỉ có sự tham gia đa phương vào cả hai vấn đề này và các vấn đề khác như biến đổi khí hậu mới có khả năng mang lại kết quả ổn định, cùng có lợi cho Mỹ và tất cả các đối tác của họ trong bất cứ lĩnh vực nào. Đó không phải là chương trình nghị sự của ông Trump.

Mối lo ngại thực sự là sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng sự thôi thúc của Mỹ tham gia các vấn đề đa phương sẽ rất khó sửa chữa và rằng ông Trump đã hủy hoại niềm tin vào những nỗ lực đa phương trên toàn thế giới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục