Tháng 12 của 40 năm trước, Thủ đô Hà Nội bị đế quốc Mỹ dùng “pháo đài bay” B52 ném bom rải thảm. Trong bom, đạn, chết chóc, Hà Nội vẫn kiên cường, quả cảm, vượt qua đau thương, đổ nát, anh dũng chiến đấu để đập tan cuộc tập kích chiến lược Linebacker II, gây chấn động địa cầu.
Những ngày tháng bi thương, hào hùng đã lùi xa. Vết tích “mưa bom” B52 đã nằm sâu dưới các tòa nhà cao tầng. Nhưng những địa danh năm nào nay đã thành lịch sử. Những người góp phần làm nên huyền thoại một thời, nay đã được khắc ghi. Và, 12 ngày, đêm khói lửa (từ 18/12/1972 đến 30/12/1972) vẫn được khắc ghi trong những ký ức.
Phóng viên TTXVN đã tìm gặp các nhân chứng lịch sử là những người lính, chỉ huy, công nhân, tri thức... và nghe họ kể về những trận chiến oai hùng.
Từ căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam ở Thái Bình Dương, những tốp B52 của không lực Hoa Kỳ bay theo một đường bay định sẵn dài trên 4.000km hướng đến "mục tiêu" Thủ đô Hà Nội. Những ngọn đèn trên thân tốp máy bay ném bom hạng nặng lần lượt bật sáng, báo cho kíp bay biết cuộc hành trình đang được thực hiện tốt đẹp.
Thành viên các tổ bay "ung dung" nhai kẹo cao su, đọc tiểu thuyết, thỉnh thoảng, lơ đãng nhìn qua cửa kính ngắm trăng, sao. Nhiệm vụ của chúng - theo lời bọn chỉ huy là: Bay vào Hà Nội, ấn nút thả bom rồi bay ra. Đây chỉ là cuộc "dạo mát" bởi hệ thống cảnh giới của Việt Nam đã bị vô hiệu hóa. Không một vũ khí nào, kể cả tên lửa, có thể bắn rơi được "siêu pháo đài bay." Nhưng, "giặc trời" không hay biết, radar của bộ đội Việt Nam đã sớm phát hiện ra chúng.
Đối đầu với “siêu pháo đài bay”
Một sáng đầu tháng 12, cái lạnh se sắt đặc trưng của gió mùa đông bắc kèm theo cơn mưa phùn lất phất giăng khắp Hà Nội. Phố Đội Cấn - cách không xa hồ Hữu Tiệp, nơi có "pháo đài bay" phơi xác, nay tấp nập người qua lại. Ngôi nhà cuối con ngõ số 216 là chỗ ở của Đại tá Nghiêm Đình Tích, nguyên là Đài trưởng đài radar P35, Đại đội 45, Trung đoàn 291, Binh chủng Radar, Quân chủng Phòng không không quân. Đại tá Tích là người đã góp công lớn trong việc chống nhiễu điện tử, phát hiện và cảnh báo sớm "pháo đài bay" B52 đến Binh chủng.
Dẫn chúng tôi lên căn phòng nhỏ, nơi có chiếc áo sỹ quan ngực đỏ huân, huy chương được treo cẩn thận cạnh chiếc tủ đựng tài liệu và các cuốn sổ ghi chép những chiến công lẫy lừng của quân chủng Phòng không - Không quân xuyên suốt gần 5 thập kỷ, từ năm 1963 đến nay, nhất là những ngày mùa đông năm 1972, ông Nghiêm Đình Tích bồi hồi bảo: “Đối đầu trước tiên với B52 Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm chính là bộ đội radar. Và công đầu cũng là của radar, còn công lớn nhất thuộc về tên lửa.”
Rồi giọng ông trở nên linh hoạt, sôi nổi hơn khi nhắc lại những khoảnh khắc ác liệt của 40 năm trước, nhất là ngày mở màn của trận "Điện Biên Phủ trên không": Ngày 18 tháng 12 năm 1972, cường độ hoạt động của máy bay địch tại Quân khu 4 giảm đột ngột. Các đài radar của Trung đoàn 290 không hề phát hiện được nhiễu điện tử tích cực và B52 hoạt động. Gần trưa, radar phát hiện một chiếc máy bay không người lái vào trinh sát Hải Phòng. Đến chiều, các trắc thủ của Đại đội trinh sát nhiễu 3 Trung đoàn 290 phát hiện tín hiệu thông tin giữa các trung tâm chỉ huy của địch tăng đột ngột, rất đáng ngờ. Tin từ Bộ Tổng tham mưu nối liền đó: Sẽ có đợt hoạt động lớn của B52 ra miền Bắc. Các đơn vị khẩn trương chuẩn bị chiến đấu.
Trong tình thế khẩn cấp đó, Trung đoàn radar 290 điện về Tổng trạm radar trong sở chỉ huy Quân chủng: Cường độ nhiễu điện tử tăng nhanh. Tất cả các đài radar cảnh giới đang phát sóng đều bị nhiễu. Các dạng nhiễu cứ quét đi quét lại, đan chéo vào nhau, lồng vào nhau, rối tinh rối mù. Nhiễu trắng xóa cả màn hiện sóng, che lấp mọi tín hiệu phản xạ khiến cho mọi dải tần số của radar hoàn toàn mất mục tiêu.
Các trung đoàn radar khác, từ đoàn Sông Mã, đoàn Phù Đổng, đoàn Tô Hiệu đến đoàn Ba Bể, đều báo cáo những dải nhiễu điện tử xuất hiện trên các màn hiện sóng. Các đài radar của các tiểu đoàn tên lửa cũng thu được các giải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn hình. Lúc này, Đài radar 35 với cánh sóng tạt sườn của Đại đội 45 - đơn vị chốt của Trung đoàn radar 291- gồm Đài trưởng Nghiêm Đình Tích, các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích nhận lệnh từ cấp trên liền mở máy tăng cường.
“Vạch” nhiễu “săn” thù
"Thời điểm lúc ấy vô cùng nguy hiểm, 'ngàn cân treo sợi tóc.' Địch sử dụng các máy gây nhiễu điện tử từ Hạm đội 7 ngoài biển dội vào, rồi nhiễu từ hàng trăm máy bay tiêm kích, cường kích và nhiễu từ chính những “pháo đài bay” tấn công, hòng gây mù hệ thống định vị của ta. Vì vậy, hầu như toàn bộ hệ thống radar cảnh giới của ta đã tê liệt. Duy chỉ còn đài radar của chúng tôi, với 6 máy thu, 6 máy phát. Nhưng cả 6 máy thu cũng bị nhiễu. May là khi kiểm tra lại thì có một máy thu bị nhiễu tương đối nhẹ. Chỉ một thoáng suy nghĩ tôi đi đến quyết định chống nhiễu bằng cách tắt 5 máy thu, chỉ để lại 1 máy thu và 6 máy phát. Đây là thao tác xử trí quy trình chống nhiễu B52 bằng kinh nghiệm, sở trường và sự sáng tạo độc đáo của kíp chiến đấu," ông Tích kể lại.
Sau thao tác thông minh này, trên màn hình của chiếc máy thu của đài radar 35 lập tức hiện lên ba chấm sáng nhỏ in hằn trên vạch độ cao 12km, lúc ẩn, lúc hiện trên dải nhiễu đang từ màu cam sẫm chuyển sang vàng nhạt. Với cặp mắt tinh tường nhìn "xuyên" màn nhiễu của mình cùng kíp trắc thủ, Đài trưởng Nghiêm Đình Tích đã xác định ngay những giải nhiễu này là của B-52. Chúng ở trong khu vực phương vị 2750, hướng Tây Nam - Đô Lương (Nghệ An). Ngay lập tức, đơn vị báo lên cấp trên: "Nhiễu của B52, có khả năng B52 đánh vào Hà Nội." Thông tin quan trọng đài radar 35 của Đại đội 45 phát hiện B52 đã vượt vĩ tuyến 20 lập tức được báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu. Phó Tư lệnh quân chủng Nguyễn Quang Bích trực tiếp hỏi lại Bộ Tư lệnh radar: "Có chắc chắn là B-52 không?". Nhìn tín hiệu B-52 trên màn hiện sóng, từng tốp 3 chiếc bay trên vùng trời nước Lào hướng về Tây Bắc Việt Nam, lại phát hiện các tốp máy bay chiến thuật đang gây nhiễu tích cực trên vùng trời Hà Nội, Đài trưởng Đài radar 35 Nghiêm Đình Tích khẳng định chắc nịch: "Đúng là B-52. Có khả năng chúng đang bay vào đánh Hà Nội."
Lập tức, Phó Tư lệnh quân chủng Nguyễn Quang Bích ra lệnh cho toàn quân chủng sẵn sàng chiến đấu. Lúc đó là 18 giờ 50 phút. Đó cũng là thời điểm bắt đầu của chiến dịch phòng không đánh trả chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội. Cùng lúc đó, tiếng còi báo động phòng không nhân dân khẩn cấp rú từng hồi ở Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái và một số tỉnh miền Bắc. Những hồi còi báo động vừa dứt đã xuất hiện tiếng gầm rú của các loại máy bay tiêm kích, cường kích và âm thanh ì ầm nặng nề của B52 trên bầu trời Hà Nội.
"Chúng ta đã không để Tổ quốc bị bất ngờ. Radar đã báo động phòng không trước khi máy bay địch xâm nhập 45 phút, sớm hơn thường lệ 35 phút để nhân dân có điều kiện phòng tránh kỹ, các đơn vị chiến đấu có thời gian chuẩn bị tốt hơn, giành thế chủ động ngay từ trận đầu. Đó là sự bất ngờ đối với không lực Hoa Kỳ. Chúng không thể nghĩ rằng radar của Việt Nam có thể vạch nhiễu phát hiện ra B52. Cái giá phải trả cho sự kiêu căng, ngạo mạn này là 3 chiếc B52 bị bắn rơi ngay đêm đó,” Người đài trưởng năm nào bồi hồi kể lại./.
Những ngày tháng bi thương, hào hùng đã lùi xa. Vết tích “mưa bom” B52 đã nằm sâu dưới các tòa nhà cao tầng. Nhưng những địa danh năm nào nay đã thành lịch sử. Những người góp phần làm nên huyền thoại một thời, nay đã được khắc ghi. Và, 12 ngày, đêm khói lửa (từ 18/12/1972 đến 30/12/1972) vẫn được khắc ghi trong những ký ức.
Phóng viên TTXVN đã tìm gặp các nhân chứng lịch sử là những người lính, chỉ huy, công nhân, tri thức... và nghe họ kể về những trận chiến oai hùng.
Từ căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam ở Thái Bình Dương, những tốp B52 của không lực Hoa Kỳ bay theo một đường bay định sẵn dài trên 4.000km hướng đến "mục tiêu" Thủ đô Hà Nội. Những ngọn đèn trên thân tốp máy bay ném bom hạng nặng lần lượt bật sáng, báo cho kíp bay biết cuộc hành trình đang được thực hiện tốt đẹp.
Thành viên các tổ bay "ung dung" nhai kẹo cao su, đọc tiểu thuyết, thỉnh thoảng, lơ đãng nhìn qua cửa kính ngắm trăng, sao. Nhiệm vụ của chúng - theo lời bọn chỉ huy là: Bay vào Hà Nội, ấn nút thả bom rồi bay ra. Đây chỉ là cuộc "dạo mát" bởi hệ thống cảnh giới của Việt Nam đã bị vô hiệu hóa. Không một vũ khí nào, kể cả tên lửa, có thể bắn rơi được "siêu pháo đài bay." Nhưng, "giặc trời" không hay biết, radar của bộ đội Việt Nam đã sớm phát hiện ra chúng.
Đối đầu với “siêu pháo đài bay”
Một sáng đầu tháng 12, cái lạnh se sắt đặc trưng của gió mùa đông bắc kèm theo cơn mưa phùn lất phất giăng khắp Hà Nội. Phố Đội Cấn - cách không xa hồ Hữu Tiệp, nơi có "pháo đài bay" phơi xác, nay tấp nập người qua lại. Ngôi nhà cuối con ngõ số 216 là chỗ ở của Đại tá Nghiêm Đình Tích, nguyên là Đài trưởng đài radar P35, Đại đội 45, Trung đoàn 291, Binh chủng Radar, Quân chủng Phòng không không quân. Đại tá Tích là người đã góp công lớn trong việc chống nhiễu điện tử, phát hiện và cảnh báo sớm "pháo đài bay" B52 đến Binh chủng.
Dẫn chúng tôi lên căn phòng nhỏ, nơi có chiếc áo sỹ quan ngực đỏ huân, huy chương được treo cẩn thận cạnh chiếc tủ đựng tài liệu và các cuốn sổ ghi chép những chiến công lẫy lừng của quân chủng Phòng không - Không quân xuyên suốt gần 5 thập kỷ, từ năm 1963 đến nay, nhất là những ngày mùa đông năm 1972, ông Nghiêm Đình Tích bồi hồi bảo: “Đối đầu trước tiên với B52 Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm chính là bộ đội radar. Và công đầu cũng là của radar, còn công lớn nhất thuộc về tên lửa.”
Rồi giọng ông trở nên linh hoạt, sôi nổi hơn khi nhắc lại những khoảnh khắc ác liệt của 40 năm trước, nhất là ngày mở màn của trận "Điện Biên Phủ trên không": Ngày 18 tháng 12 năm 1972, cường độ hoạt động của máy bay địch tại Quân khu 4 giảm đột ngột. Các đài radar của Trung đoàn 290 không hề phát hiện được nhiễu điện tử tích cực và B52 hoạt động. Gần trưa, radar phát hiện một chiếc máy bay không người lái vào trinh sát Hải Phòng. Đến chiều, các trắc thủ của Đại đội trinh sát nhiễu 3 Trung đoàn 290 phát hiện tín hiệu thông tin giữa các trung tâm chỉ huy của địch tăng đột ngột, rất đáng ngờ. Tin từ Bộ Tổng tham mưu nối liền đó: Sẽ có đợt hoạt động lớn của B52 ra miền Bắc. Các đơn vị khẩn trương chuẩn bị chiến đấu.
Trong tình thế khẩn cấp đó, Trung đoàn radar 290 điện về Tổng trạm radar trong sở chỉ huy Quân chủng: Cường độ nhiễu điện tử tăng nhanh. Tất cả các đài radar cảnh giới đang phát sóng đều bị nhiễu. Các dạng nhiễu cứ quét đi quét lại, đan chéo vào nhau, lồng vào nhau, rối tinh rối mù. Nhiễu trắng xóa cả màn hiện sóng, che lấp mọi tín hiệu phản xạ khiến cho mọi dải tần số của radar hoàn toàn mất mục tiêu.
Các trung đoàn radar khác, từ đoàn Sông Mã, đoàn Phù Đổng, đoàn Tô Hiệu đến đoàn Ba Bể, đều báo cáo những dải nhiễu điện tử xuất hiện trên các màn hiện sóng. Các đài radar của các tiểu đoàn tên lửa cũng thu được các giải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn hình. Lúc này, Đài radar 35 với cánh sóng tạt sườn của Đại đội 45 - đơn vị chốt của Trung đoàn radar 291- gồm Đài trưởng Nghiêm Đình Tích, các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích nhận lệnh từ cấp trên liền mở máy tăng cường.
“Vạch” nhiễu “săn” thù
"Thời điểm lúc ấy vô cùng nguy hiểm, 'ngàn cân treo sợi tóc.' Địch sử dụng các máy gây nhiễu điện tử từ Hạm đội 7 ngoài biển dội vào, rồi nhiễu từ hàng trăm máy bay tiêm kích, cường kích và nhiễu từ chính những “pháo đài bay” tấn công, hòng gây mù hệ thống định vị của ta. Vì vậy, hầu như toàn bộ hệ thống radar cảnh giới của ta đã tê liệt. Duy chỉ còn đài radar của chúng tôi, với 6 máy thu, 6 máy phát. Nhưng cả 6 máy thu cũng bị nhiễu. May là khi kiểm tra lại thì có một máy thu bị nhiễu tương đối nhẹ. Chỉ một thoáng suy nghĩ tôi đi đến quyết định chống nhiễu bằng cách tắt 5 máy thu, chỉ để lại 1 máy thu và 6 máy phát. Đây là thao tác xử trí quy trình chống nhiễu B52 bằng kinh nghiệm, sở trường và sự sáng tạo độc đáo của kíp chiến đấu," ông Tích kể lại.
Sau thao tác thông minh này, trên màn hình của chiếc máy thu của đài radar 35 lập tức hiện lên ba chấm sáng nhỏ in hằn trên vạch độ cao 12km, lúc ẩn, lúc hiện trên dải nhiễu đang từ màu cam sẫm chuyển sang vàng nhạt. Với cặp mắt tinh tường nhìn "xuyên" màn nhiễu của mình cùng kíp trắc thủ, Đài trưởng Nghiêm Đình Tích đã xác định ngay những giải nhiễu này là của B-52. Chúng ở trong khu vực phương vị 2750, hướng Tây Nam - Đô Lương (Nghệ An). Ngay lập tức, đơn vị báo lên cấp trên: "Nhiễu của B52, có khả năng B52 đánh vào Hà Nội." Thông tin quan trọng đài radar 35 của Đại đội 45 phát hiện B52 đã vượt vĩ tuyến 20 lập tức được báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu. Phó Tư lệnh quân chủng Nguyễn Quang Bích trực tiếp hỏi lại Bộ Tư lệnh radar: "Có chắc chắn là B-52 không?". Nhìn tín hiệu B-52 trên màn hiện sóng, từng tốp 3 chiếc bay trên vùng trời nước Lào hướng về Tây Bắc Việt Nam, lại phát hiện các tốp máy bay chiến thuật đang gây nhiễu tích cực trên vùng trời Hà Nội, Đài trưởng Đài radar 35 Nghiêm Đình Tích khẳng định chắc nịch: "Đúng là B-52. Có khả năng chúng đang bay vào đánh Hà Nội."
Lập tức, Phó Tư lệnh quân chủng Nguyễn Quang Bích ra lệnh cho toàn quân chủng sẵn sàng chiến đấu. Lúc đó là 18 giờ 50 phút. Đó cũng là thời điểm bắt đầu của chiến dịch phòng không đánh trả chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội. Cùng lúc đó, tiếng còi báo động phòng không nhân dân khẩn cấp rú từng hồi ở Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái và một số tỉnh miền Bắc. Những hồi còi báo động vừa dứt đã xuất hiện tiếng gầm rú của các loại máy bay tiêm kích, cường kích và âm thanh ì ầm nặng nề của B52 trên bầu trời Hà Nội.
"Chúng ta đã không để Tổ quốc bị bất ngờ. Radar đã báo động phòng không trước khi máy bay địch xâm nhập 45 phút, sớm hơn thường lệ 35 phút để nhân dân có điều kiện phòng tránh kỹ, các đơn vị chiến đấu có thời gian chuẩn bị tốt hơn, giành thế chủ động ngay từ trận đầu. Đó là sự bất ngờ đối với không lực Hoa Kỳ. Chúng không thể nghĩ rằng radar của Việt Nam có thể vạch nhiễu phát hiện ra B52. Cái giá phải trả cho sự kiêu căng, ngạo mạn này là 3 chiếc B52 bị bắn rơi ngay đêm đó,” Người đài trưởng năm nào bồi hồi kể lại./.
Anh Tùng (TTXVN)