Nhận định khách quan

Những nhận định hoàn toàn khách quan về Việt Nam

“Xét về mức độ cởi mở chính trị, tôi nghĩ Việt Nam vượt lên trước," giáo sư Ben Kerkvliet thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định.
Vietnam+ xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Quốc Uy, về những nhận định khách quan đối với Việt Nam.

“Xét về mức độ cởi mở chính trị, tôi nghĩ Việt Nam vượt lên trước” là nhận định của ông Ben Kerkvliet, Giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Australia khi được yêu cầu so sánh Việt Nam với một số quốc gia khác trong khu vực.

Trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cách đây không lâu, giáo sư Ben Kerkvliet cho rằng “có nhiều thay đổi chính trị ở Việt Nam trong 20 năm qua” và rằng “những thay đổi về xã hội dân sự đang diễn ra ở Việt Nam là một trong số các thay đổi chính trị đó.”

Theo quan điểm của Giáo sư Ben Kerkvliet, xã hội dân sự có ý nghĩa rất rộng lớn, và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chính trị như kiểu ủng hộ các ứng viên ra tranh cử hay lobby (vận động hành lang) các giới chức chính phủ.

Ông cho rằng thành phần của xã hội dân sự còn bao gồm một loạt các tổ chức phát triển dựa trên quyền lợi của người dân về tôn giáo, thể chất cũng như tham gia giúp đỡ những người trong cộng đồng bị nhiễm HIV/AIDS, bị tàn tật hay các nhóm hoạt động nhằm thúc đẩy việc triển khai các chính sách về bảo vệ môi trường và sử dụng nước mà các tổ chức này, theo lời giáo sư Ben Kerkvliet, đã “phát triển rộng rãi trên khắp Việt Nam.”

Ông khẳng định: “Quốc hội Việt Nam hiện giờ đóng vai trò quan trọng hơn so với 10 hay 20 năm trước đây.”

Thêm nữa, vẫn theo lời giáo sư Ben Kerkvliet, “hiện có một sự cân bằng hơn giữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước, tức Chính phủ.”

Ông cũng nhận xét rằng chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đang ngày càng hiệu quả hơn.

Những nhận định trên đây của Giáo sư Ben Kerkvliet là khách quan và có căn cứ khoa học. Những nhận định đó, tuy chưa phải là tất cả, đã phản ánh được một thực tế ở Việt Nam, nơi được nhiều học giả và nhà đầu tư nước ngoài thừa nhận là luôn có sự ổn định chính trị và xã hội.

Giáo sư Ben Kerkvliet đã đúng khi ông đưa ra những nhận định dựa trên thực tế khách quan. Ông đúng vì đó là sự thật.

Vậy mà thiên hạ vẫn còn nhiều người luôn nhắm mắt trước sự thật hoặc nhìn Việt Nam với con mắt định kiến chinh trị mà theo họ, Việt Nam là quốc gia “vi phạm nhân quyền” vì “không có tự do tôn giáo,” “không có tự do ngôn luận,” “không có tự do lập hội” v.v và v.v.

Một đất nước “không có tự do tôn giáo,” “không có tự do ngôn luận,” “không có tự do lập hội”… làm sao lại có thể là nơi mà “một loạt các tổ chức phát triển dựa trên quyền lợi của người dân…” có thể phát triển rộng rãi với tư cách là thành phần của một xã hội dân sự như lời giáo sư Ben Kerkvliet?

Cũng thật dễ hiểu vì sao nhận định của giáo sư về sự cởi mở chính trị ở Việt Nam lại vấp phải phản ứng tiêu cực, nhất là của một số phần tử người Việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại, những kẻ vẫn tự giam mình trong tư tưởng hận thù của quá khứ xa xưa, luôn hằn học phủ nhận một thực tế hiển nhiên là đất nước Việt Nam đang phát triển về mọi mặt, kể cả kinh tế, chính trị và xã hội.

Dẫu sao, sự thật vẫn là sự thật và chân lý luôn thuộc về những người nói đúng sự thật./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục