Xót xa trước hình ảnh những học trò nghèo co ro trong manh áo mỏng giữa giá rét mùa đông, rơm rớm nước mắt khi chứng kiến bữa cơm của các em chỉ có ngô bung và muối trắng, các thầy các cô đã gom góp đồng lương ít ỏi để mong phần nào giúp các em ấm lòng hơn.
Cô Sái Thị Hạnh, giáo viên trường Tiểu học Yên Lâm I (xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) kể, nơi cô dạy một trong những xã vùng sâu xa nhất của Hàm Yên với 85% là người Mông, kinh tế đặc biệt khó khăn. Người dân chỉ trông vào nương rẫy nên năm nào cái đói cũng rình rập. Học sinh đến lớp áo quần rách rưới, mặt hốc hác xanh xao vì đói. “Cái ăn chưa đủ, tiền đâu mua sách vở, bút mực để đến trường?” cô Hạnh xúc động kể.
Thương trò, cô thường xuyên phát động phong trào từ thiện để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn như tặng quần áo, đồ dùng học tập, cặp sách... Đồng lương tuy ít ỏi, nhưng các thầy cô giáo trường Tiểu học Yên Lâm I vẫn luôn dành “hũ gạo tình thương” cho những học trò nhỏ của mình.
Cũng thuộc khu vực miền núi, trên 70% học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là con em dân tộc thiểu số (H’Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ). Sống ở vùng sâu vùng xa, kinh tế chậm phát triển, người dân chủ yếu làm nương.
Cô Lê Thị Thía, giáo viên của trường cho biết, đa số học sinh thuộc hộ nghèo, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ ấm. Nhà xa, các em phải ra trọ học trong các túp lều dựng tạm quanh trường.
Cô Thía vẫn luôn ám ảnh hình ảnh thương tâm của học trò mỗi lần đi thăm khu trọ, tận mắt chứng kiến bữa ăn rất đạm bạc của các em. Món chính là ngô bung, thức ăn là muối và canh rau cải. Trời mưa rét mà các em chỉ có dép tổ ong, nhiều em không có áo ấm để mặc. Mùa đông, gió lùa qua phên nứa, lạnh buốt thấu xương. Tấm áo mỏng không đủ để các em chống chọi lại cái lạnh của miền sơn cước.
Với tình thương của một người thầy, người mẹ, cô luôn trăn trở phải làm gì đó giúp các em. Từ đó, phong trào tương thân tương ái đã được cô phát động rộng rãi trong cả giáo viên, học sinh, phụ huynh. Cô kêu gọi quyên góp gạo, tiền và áo ấm, hỗ trợ các em học sinh nghèo. Phong trào ấy lập tức được mọi người nhiệt tình hưởng ứng.
Cụ thể, tập thể cán bộ, giáo viên ủng hộ mỗi tháng 15kg gạo và 120.000 đồng cho hai em học sinh nghèo trong 3 năm học tại trường.
Trong năm học 2011-2012, mỗi tháng các thầy cô giáo và các em học sinh ở vùng thuận lợi hơn của trường góp được trên 200kg gạo để ủng hộ cho 15 em học sinh nghèo của 15 lớp.
Nhờ những đóng góp đó mà nhiều học sinh đã vươn lên trong học tập. Em Triệu Tòn Chàn, lớp 12D đã thi đỗ vào Đại học Luật. Em Nguyễn Thị Quỳnh, học sinh nghèo của lớp 12A, thi đỗ Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm học vừa qua, trường có tới 150 học sinh thuộc hộ nghèo, trong số đó có hai anh em Triệu A Ghến, nhà ở xã Thái Học, cách trường gần 6 km. Bố mẹ chỉ làm rẫy, trồng ngô, nhà đông anh em nên Ghến không có điều kiện trọ học, phải đi bộ đến trường.
Thấy các em đi lại vất vả, cô Thía đã phối hợp với ban giám hiệu nhà trường trình lên Hội Khuyến học của huyện xin hỗ trợ được 1 triệu đồng, kết hợp với Hội Khuyến học của trường, mua tặng cho em xe đạp trị giá 1,3 triệu đồng.
Cũng thuộc tỉnh Cao Bằng, trường Trung học cơ sở Pác Bó (huyện Hà Quảng) đa phần là học sinh hộ nghèo. Nhiều lớp con hộ nghèo chiếm tới 87%, gia đình không có điều kiện chăm lo cho các em đi học. Có lúc 3 đến 4 em chung nhau một quyển sách giáo khoa. Bút, mực, vở viết đều không có.
Để giảm bớt phần nào những khó khăn của các em, cô giáo Hoàng Thị Tuyền đã tìm mọi cách để khắc phục như phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội phát động phong trào gây quỹ “vòng tay bè bạn”, “áo ấm tặng bạn”... Phong trào kế hoạch nhỏ ấy đã không chỉ giúp các em học sinh nghèo ấm hơn trong mùa đông mà còn là cách để dạy các em biết yêu thương, chia sẻ. Nhiều em mang cả ngô, đỗ... đến để ủng hộ bạn mình, cô Tuyền lại mang ra chợ bán lấy tiền mua bút mực cho học trò nghèo.
Còn với cô Phạm Thị Tố Vui, trường Tiểu học Thuận Bình (Thạnh Hóa, Long An), việc trích lương hàng tháng để mua tập vở, bút, cặp sách, quần áo... tặng học sinh đã là việc làm thường xuyên.
Món quà ấy tuy nhỏ nhưng là tất cả tấm lòng, tình yêu thương của các thầy cô dành cho những học trò nghèo, tiếp lửa cho các em trên con đường đến trường nhiều gian khó./.
Cô Sái Thị Hạnh, giáo viên trường Tiểu học Yên Lâm I (xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) kể, nơi cô dạy một trong những xã vùng sâu xa nhất của Hàm Yên với 85% là người Mông, kinh tế đặc biệt khó khăn. Người dân chỉ trông vào nương rẫy nên năm nào cái đói cũng rình rập. Học sinh đến lớp áo quần rách rưới, mặt hốc hác xanh xao vì đói. “Cái ăn chưa đủ, tiền đâu mua sách vở, bút mực để đến trường?” cô Hạnh xúc động kể.
Thương trò, cô thường xuyên phát động phong trào từ thiện để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn như tặng quần áo, đồ dùng học tập, cặp sách... Đồng lương tuy ít ỏi, nhưng các thầy cô giáo trường Tiểu học Yên Lâm I vẫn luôn dành “hũ gạo tình thương” cho những học trò nhỏ của mình.
Cũng thuộc khu vực miền núi, trên 70% học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là con em dân tộc thiểu số (H’Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ). Sống ở vùng sâu vùng xa, kinh tế chậm phát triển, người dân chủ yếu làm nương.
Cô Lê Thị Thía, giáo viên của trường cho biết, đa số học sinh thuộc hộ nghèo, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ ấm. Nhà xa, các em phải ra trọ học trong các túp lều dựng tạm quanh trường.
Cô Thía vẫn luôn ám ảnh hình ảnh thương tâm của học trò mỗi lần đi thăm khu trọ, tận mắt chứng kiến bữa ăn rất đạm bạc của các em. Món chính là ngô bung, thức ăn là muối và canh rau cải. Trời mưa rét mà các em chỉ có dép tổ ong, nhiều em không có áo ấm để mặc. Mùa đông, gió lùa qua phên nứa, lạnh buốt thấu xương. Tấm áo mỏng không đủ để các em chống chọi lại cái lạnh của miền sơn cước.
Với tình thương của một người thầy, người mẹ, cô luôn trăn trở phải làm gì đó giúp các em. Từ đó, phong trào tương thân tương ái đã được cô phát động rộng rãi trong cả giáo viên, học sinh, phụ huynh. Cô kêu gọi quyên góp gạo, tiền và áo ấm, hỗ trợ các em học sinh nghèo. Phong trào ấy lập tức được mọi người nhiệt tình hưởng ứng.
Cụ thể, tập thể cán bộ, giáo viên ủng hộ mỗi tháng 15kg gạo và 120.000 đồng cho hai em học sinh nghèo trong 3 năm học tại trường.
Trong năm học 2011-2012, mỗi tháng các thầy cô giáo và các em học sinh ở vùng thuận lợi hơn của trường góp được trên 200kg gạo để ủng hộ cho 15 em học sinh nghèo của 15 lớp.
Nhờ những đóng góp đó mà nhiều học sinh đã vươn lên trong học tập. Em Triệu Tòn Chàn, lớp 12D đã thi đỗ vào Đại học Luật. Em Nguyễn Thị Quỳnh, học sinh nghèo của lớp 12A, thi đỗ Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm học vừa qua, trường có tới 150 học sinh thuộc hộ nghèo, trong số đó có hai anh em Triệu A Ghến, nhà ở xã Thái Học, cách trường gần 6 km. Bố mẹ chỉ làm rẫy, trồng ngô, nhà đông anh em nên Ghến không có điều kiện trọ học, phải đi bộ đến trường.
Thấy các em đi lại vất vả, cô Thía đã phối hợp với ban giám hiệu nhà trường trình lên Hội Khuyến học của huyện xin hỗ trợ được 1 triệu đồng, kết hợp với Hội Khuyến học của trường, mua tặng cho em xe đạp trị giá 1,3 triệu đồng.
Cũng thuộc tỉnh Cao Bằng, trường Trung học cơ sở Pác Bó (huyện Hà Quảng) đa phần là học sinh hộ nghèo. Nhiều lớp con hộ nghèo chiếm tới 87%, gia đình không có điều kiện chăm lo cho các em đi học. Có lúc 3 đến 4 em chung nhau một quyển sách giáo khoa. Bút, mực, vở viết đều không có.
Để giảm bớt phần nào những khó khăn của các em, cô giáo Hoàng Thị Tuyền đã tìm mọi cách để khắc phục như phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội phát động phong trào gây quỹ “vòng tay bè bạn”, “áo ấm tặng bạn”... Phong trào kế hoạch nhỏ ấy đã không chỉ giúp các em học sinh nghèo ấm hơn trong mùa đông mà còn là cách để dạy các em biết yêu thương, chia sẻ. Nhiều em mang cả ngô, đỗ... đến để ủng hộ bạn mình, cô Tuyền lại mang ra chợ bán lấy tiền mua bút mực cho học trò nghèo.
Còn với cô Phạm Thị Tố Vui, trường Tiểu học Thuận Bình (Thạnh Hóa, Long An), việc trích lương hàng tháng để mua tập vở, bút, cặp sách, quần áo... tặng học sinh đã là việc làm thường xuyên.
Món quà ấy tuy nhỏ nhưng là tất cả tấm lòng, tình yêu thương của các thầy cô dành cho những học trò nghèo, tiếp lửa cho các em trên con đường đến trường nhiều gian khó./.
Phạm Mai (Vietnam+)