Tính đến trung tuần tháng 5/2012, tỉnh Ninh Bình thu về gần 147 triệu USD/265 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 60% so với kế hoạch giao và tăng 85,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 58,9 triệu USD (chiếm 40,7% tổng giá trị xuất khẩu); giày dép các loại là 28,1 triệu USD; hàng hoá khác (47,1 triệu USD). Một số chủng loại tiếp tục được thị trường khu vực và quốc tế ưa chuộng, sức tiêu thụ mạnh là quần áo may sẵn; xi măng-clanker; thịt đông lạnh; hàng thêu thủ công mỹ nghệ; thảm cói; dứa, dưa chuột đông lạnh; nước dứa cô đặc.
Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, tỉnh kiên quyết chỉ nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.
Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn trong 5 tháng dừng lại ở mức 75,4 triệu USD, giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước, tập trung ở nhóm hàng vải và phụ liệu may mặc; máy móc, thiết bị, phụ tùng của những doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đang hoạt động trong các khu công nghiệp.
Bên cạnh việc tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, Ninh Bình chủ trương khuyến khích, kêu gọi đầu tư đối với các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch thuộc các lĩnh vực điện tử, điện lạnh, ôtô, cơ khí, bia, chế biến nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP.
Vừa qua, đoàn chuyên gia đến từ Cộng hòa Séc cùng Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đã đến địa phương thăm, làm việc và khảo sát về dự án xây dựng nhà máy bia chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến tổng nguồn vốn xây dựng nhà máy khoảng 30 - 50 triệu USD, công suất từ 100-150 triệu lít/năm theo công nghệ tiên tiến. Hiện nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cấp phép xây dựng dự án trên diện tích 3 ha tại khu công nghiệp Phúc Sơn (thành phố Ninh Bình).
Giai đoạn 2012 - 2015, nếu dự án được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết việc làm cho 300-500 lao động địa phương, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh./.
Trong đó, nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 58,9 triệu USD (chiếm 40,7% tổng giá trị xuất khẩu); giày dép các loại là 28,1 triệu USD; hàng hoá khác (47,1 triệu USD). Một số chủng loại tiếp tục được thị trường khu vực và quốc tế ưa chuộng, sức tiêu thụ mạnh là quần áo may sẵn; xi măng-clanker; thịt đông lạnh; hàng thêu thủ công mỹ nghệ; thảm cói; dứa, dưa chuột đông lạnh; nước dứa cô đặc.
Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, tỉnh kiên quyết chỉ nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.
Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn trong 5 tháng dừng lại ở mức 75,4 triệu USD, giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước, tập trung ở nhóm hàng vải và phụ liệu may mặc; máy móc, thiết bị, phụ tùng của những doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đang hoạt động trong các khu công nghiệp.
Bên cạnh việc tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, Ninh Bình chủ trương khuyến khích, kêu gọi đầu tư đối với các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch thuộc các lĩnh vực điện tử, điện lạnh, ôtô, cơ khí, bia, chế biến nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP.
Vừa qua, đoàn chuyên gia đến từ Cộng hòa Séc cùng Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đã đến địa phương thăm, làm việc và khảo sát về dự án xây dựng nhà máy bia chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến tổng nguồn vốn xây dựng nhà máy khoảng 30 - 50 triệu USD, công suất từ 100-150 triệu lít/năm theo công nghệ tiên tiến. Hiện nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cấp phép xây dựng dự án trên diện tích 3 ha tại khu công nghiệp Phúc Sơn (thành phố Ninh Bình).
Giai đoạn 2012 - 2015, nếu dự án được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết việc làm cho 300-500 lao động địa phương, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh./.
Vũ Anh Minh (TTXVN)