Khi tiếng khèn lễ kết thúc vang lên cũng là lúc tốp nam thanh, nữ tú kết thúc những vòng tròn đi quanh cây nêu, nhẹ nhàng đặt ô và các tư trang khác để bước vào phần hội.
Như một kịch bản được sắp sẵn, trên bãi đất cao và phẳng nhất thôn Dì Thàng, xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) từng tốp các thanh niên trong cụm xã chia theo nhóm sở thích để trổ tài, tham gia các trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, múa sinh tiền, thi giã bánh giầy…
Đây là lễ hội Say Sán truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Mông trên vùng cao Bắc Hà.
Anh Nguyễn Văn Chung, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Bắc Hà cho biết: lễ hội Say Sán (có nơi gọi là Gầu Tào) của đồng bào Mông có từ lâu đời nhưng gần đây mới được ngành du lịch quan tâm khai thác để đưa vào thành những "tua" du lịch trong dịp Tết Nguyên đán bởi những nét văn hóa lành mạnh và mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao.
"Du khách chắc chắn thực sự thích thú khi tham gia lễ hội này. Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã đón hàng chục đoàn với trên 200 du khách nước ngoài tham dự", anh Chung nói.
Lễ hội Say Sán (dịch từ tiếng địa phương có nghĩa là Hội Chơi núi) trước đây thường mở từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 6 Tết Nguyên đán. Hiện nay, nhằm thu hút khách du lịch, lễ hội có thể phân bổ ra các cụm xã, mỗi cụm xã tổ chức vào một thời gian thích hợp trong suốt tháng Giêng.
Lễ hội Say Sán của người Mông ở Lào Cai gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ diễn ra tương đối đơn giản: mở đầu, thầy cúng vừa làm lễ quanh cây nêu, vừa hát và cầu khấn cho mưa thuận, gió hòa, mọi người, mọi gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.
Cùng với đó, các đôi trai gái và người tham dự lễ hội cầm ô, cầm khèn đi quanh cây nêu bày tỏ lòng thành kính và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bản làng của mình.
Phần hội với những tiết mục văn nghệ đặc sắc như múa sinh tiền, múa khèn, hát giao duyên và những trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, thi giã bánh dày…
Theo những người cao niên, trước đây lễ hội Say Sán chủ yếu để cho những gia đình hiếm muộn hoặc cầu mong có con trai nối dõi tông đường cầu khấn. Do vậy, việc chọn cây nêu cũng phải là cây to, chắc, khỏe để sau kết thúc lễ hội, cây nêu được hạ xuống làm giát giường ngủ cho vợ chồng cầu phúc, với hy vọng năm mới sẽ sinh con theo mong ước.
Nay theo nếp sống mới, tục đó không được đặt lên hàng đầu, miễn sao có con cái khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, thóc lúa nhiều là được, không phân biệt con trai con gái.
Chính vì vậy, thông qua phần hội, các chàng trai, cô gái có thể chọn cho mình người vợ khéo tay, duyên dáng và người con gái cũng coi đây là cơ hội để chọn cho mình người bạn đời khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh và dũng cảm.
Vậy nên, sau hội Say Sán nhiều đôi trai gái đã tìm hiểu, tỏ tình và sau này những cặp bạn đời sống hạnh phúc.
Do đường giao thông liên thôn, liên xã phát triển, lễ hội Say Sán bây giờ đã đông vui hơn rất nhiều.
Ông Thào Seo Di, năm nay gần 70 tuổi có mặt tại hội Say Sán xã Thải Giàng Phố không giấu được xúc động, cũng như nhiều người Mông khác, ông rất thích lễ hội Say Sán, nhưng tuổi cao sức yếu mấy năm trước ông và một số bạn già không có mặt làm lễ được.
Giờ đây, do đường giao thông liên thôn liên xã phát triển, ông đã ngồi xe máy của con cháu đi lại dự đầy đủ cả 2 mùa lễ hội từ năm ngoái đến năm nay.
Không chỉ người địa phương háo hức và tự hào có lễ hội Say Sán, mà khách du lịch kể cả người nước ngoài ai đã từng gặp và chứng kiến cũng đều thích cái bản sắc và sự hồn nhiên của lễ hội.
Đó cũng là nét văn hóa lành mạnh, niềm tự hào của đồng bào Mông trên đại ngàn Tây Bắc cũng như khắp mọi miền Tổ quốc./.
Như một kịch bản được sắp sẵn, trên bãi đất cao và phẳng nhất thôn Dì Thàng, xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) từng tốp các thanh niên trong cụm xã chia theo nhóm sở thích để trổ tài, tham gia các trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, múa sinh tiền, thi giã bánh giầy…
Đây là lễ hội Say Sán truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Mông trên vùng cao Bắc Hà.
Anh Nguyễn Văn Chung, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Bắc Hà cho biết: lễ hội Say Sán (có nơi gọi là Gầu Tào) của đồng bào Mông có từ lâu đời nhưng gần đây mới được ngành du lịch quan tâm khai thác để đưa vào thành những "tua" du lịch trong dịp Tết Nguyên đán bởi những nét văn hóa lành mạnh và mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao.
"Du khách chắc chắn thực sự thích thú khi tham gia lễ hội này. Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã đón hàng chục đoàn với trên 200 du khách nước ngoài tham dự", anh Chung nói.
Lễ hội Say Sán (dịch từ tiếng địa phương có nghĩa là Hội Chơi núi) trước đây thường mở từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 6 Tết Nguyên đán. Hiện nay, nhằm thu hút khách du lịch, lễ hội có thể phân bổ ra các cụm xã, mỗi cụm xã tổ chức vào một thời gian thích hợp trong suốt tháng Giêng.
Lễ hội Say Sán của người Mông ở Lào Cai gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ diễn ra tương đối đơn giản: mở đầu, thầy cúng vừa làm lễ quanh cây nêu, vừa hát và cầu khấn cho mưa thuận, gió hòa, mọi người, mọi gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.
Cùng với đó, các đôi trai gái và người tham dự lễ hội cầm ô, cầm khèn đi quanh cây nêu bày tỏ lòng thành kính và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bản làng của mình.
Phần hội với những tiết mục văn nghệ đặc sắc như múa sinh tiền, múa khèn, hát giao duyên và những trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, thi giã bánh dày…
Theo những người cao niên, trước đây lễ hội Say Sán chủ yếu để cho những gia đình hiếm muộn hoặc cầu mong có con trai nối dõi tông đường cầu khấn. Do vậy, việc chọn cây nêu cũng phải là cây to, chắc, khỏe để sau kết thúc lễ hội, cây nêu được hạ xuống làm giát giường ngủ cho vợ chồng cầu phúc, với hy vọng năm mới sẽ sinh con theo mong ước.
Nay theo nếp sống mới, tục đó không được đặt lên hàng đầu, miễn sao có con cái khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, thóc lúa nhiều là được, không phân biệt con trai con gái.
Chính vì vậy, thông qua phần hội, các chàng trai, cô gái có thể chọn cho mình người vợ khéo tay, duyên dáng và người con gái cũng coi đây là cơ hội để chọn cho mình người bạn đời khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh và dũng cảm.
Vậy nên, sau hội Say Sán nhiều đôi trai gái đã tìm hiểu, tỏ tình và sau này những cặp bạn đời sống hạnh phúc.
Do đường giao thông liên thôn, liên xã phát triển, lễ hội Say Sán bây giờ đã đông vui hơn rất nhiều.
Ông Thào Seo Di, năm nay gần 70 tuổi có mặt tại hội Say Sán xã Thải Giàng Phố không giấu được xúc động, cũng như nhiều người Mông khác, ông rất thích lễ hội Say Sán, nhưng tuổi cao sức yếu mấy năm trước ông và một số bạn già không có mặt làm lễ được.
Giờ đây, do đường giao thông liên thôn liên xã phát triển, ông đã ngồi xe máy của con cháu đi lại dự đầy đủ cả 2 mùa lễ hội từ năm ngoái đến năm nay.
Không chỉ người địa phương háo hức và tự hào có lễ hội Say Sán, mà khách du lịch kể cả người nước ngoài ai đã từng gặp và chứng kiến cũng đều thích cái bản sắc và sự hồn nhiên của lễ hội.
Đó cũng là nét văn hóa lành mạnh, niềm tự hào của đồng bào Mông trên đại ngàn Tây Bắc cũng như khắp mọi miền Tổ quốc./.
Hương Thu (TTXVN)