Mở cửa phiên giao dịch ngày 4/3, chứng khoán châu Á bị kéo xuống khi triển vọng kém sáng sủa của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư, song đà mất điểm được hãm lại nhờ sự lạc quan về tình hình kinh tế đã át đi mối lo từ việc cắt giảm ngân sách tự động tại Mỹ.
Chỉ số MSCI của châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%, với chứng khoán Australia giảm 0,4% do giá kim loại hạ. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 125,14 điểm, hay 0,55%, xuống 22.755,08 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 52,8 điểm, hay 2,24%, xuống 2.306,71 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 89,07 điểm, hay 0,77%, lên 11.695,45 điểm.
Về tình hình châu Âu, Tây Ban Nha cũng có thể cần cứu trợ, Đức và Ireland là hai nước duy nhất vẫn tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tháng trước, còn tỷ lệ thất nghiệp ở Khu vực sử dụng đồng euro tăng lên mức cao kỷ lục.
Cuối tuần trước, Trung Quốc cho biết lĩnh vực dịch vụ, vốn đang có tầm quan trọng ngày càng lớn đối với nền kinh tế, tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 2 và tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức thấp của nhiều tháng, cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chậm. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng những số liệu này không cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Trung Quốc.
Tại Mỹ, bất chấp việc cắt giảm chi tiêu trên diện rộng đã được thực hiện từ ngày 1/3, thị trường chứng khoán nhận được lực đẩy từ việc lòng tin tiêu dùng và lĩnh vực chế tạo bất ngờ tăng mạnh. Barclays Capital cho rằng việc Mỹ cắt giảm ngân sách tự động sẽ vẫn là mối quan tâm chính của các thị trường trong những tuần tới.
Chỉ vài giờ sau khi việc cắt giảm chi tiêu tự động được tiến hành, Tổng thống Mỹ Barack Obama hối thúc Quốc hội cùng làm việc nhằm tìm giải pháp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính đe dọa đến cả nền kinh tế và các chính sách ở trong nước của chính phủ./.
Chỉ số MSCI của châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%, với chứng khoán Australia giảm 0,4% do giá kim loại hạ. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 125,14 điểm, hay 0,55%, xuống 22.755,08 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 52,8 điểm, hay 2,24%, xuống 2.306,71 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 89,07 điểm, hay 0,77%, lên 11.695,45 điểm.
Về tình hình châu Âu, Tây Ban Nha cũng có thể cần cứu trợ, Đức và Ireland là hai nước duy nhất vẫn tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tháng trước, còn tỷ lệ thất nghiệp ở Khu vực sử dụng đồng euro tăng lên mức cao kỷ lục.
Cuối tuần trước, Trung Quốc cho biết lĩnh vực dịch vụ, vốn đang có tầm quan trọng ngày càng lớn đối với nền kinh tế, tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 2 và tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức thấp của nhiều tháng, cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chậm. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng những số liệu này không cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Trung Quốc.
Tại Mỹ, bất chấp việc cắt giảm chi tiêu trên diện rộng đã được thực hiện từ ngày 1/3, thị trường chứng khoán nhận được lực đẩy từ việc lòng tin tiêu dùng và lĩnh vực chế tạo bất ngờ tăng mạnh. Barclays Capital cho rằng việc Mỹ cắt giảm ngân sách tự động sẽ vẫn là mối quan tâm chính của các thị trường trong những tuần tới.
Chỉ vài giờ sau khi việc cắt giảm chi tiêu tự động được tiến hành, Tổng thống Mỹ Barack Obama hối thúc Quốc hội cùng làm việc nhằm tìm giải pháp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính đe dọa đến cả nền kinh tế và các chính sách ở trong nước của chính phủ./.
Lê Minh (TTXVN)