Phiên giao dịch ngày 23/5, tâm lý bi quan bao trùm khắp thị trường, hoạt động bán tháo lan rộng trên cả hai sàn chứng khoán Bắc, Nam, khiến các chỉ số chính cùng cắm đầu lao dốc.
Tại sàn HoSE, đầu giờ diễn biến giao dịch khá thận trọng, trong đợt một VN-Index giảm ngay 4,34 điểm và xuống 443,6 điểm. Thanh khoản đạt gần 3,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng chỉ đạt 59 tỷ đồng.
Sang đợt giao dịch khớp lệnh liên tục, lực cung mỗi lúc một gia tăng, trong khi lực cầu lại quá yếu. Khi VN-Index rơi về khu vực kỹ thuật 440 điểm, dòng tiền trợ lực cũng đã xuất hiện, tuy nhiên sau đó không duy trì được sức bền và chấp nhận lùi bước trước đà bán ồ ạt trên diện rộng.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trừ mã MSN là duy trì được giá tham chiếu 100.000 đồng/cổ phiếu đến cuối phiên, còn các mã khác trong nhóm đều có mức giá đóng cửa dưới tham chiếu. Trong đó, hai mã cổ phiếu GAS và VCB bị bán tháo với mức giá nện sàn, tương ứng là 40.900 đồng/cổ phiếu và 30.400 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip cũng có một phiên giao dịch kém may mắn, một vài mã như PNJ, PVD, SJS là lội ngược dòng nước, giữ đà tăng trong suốt phiên, còn lại đều trượt dốc cùng xu thế chung.
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 11,19 điểm (-2,5%) và xuống mức 436,75 điểm thanh khoản thị trường đạt 66 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.117 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 giảm 8,41 điểm (-1,63%) và xuống mức 508,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 18,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 400 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, diễn biến giao dịch cũng rất bi quan, chỉ số HNX-Index chốt phiên giảm 2,85 điểm (-3,73%) và xuống mức 73,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 55,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 569,6 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,16 điểm (-0,44%) và xuống mức 36,24 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 727.426 đơn vị, tương ứng 3,8 tỷ đồng./.
Tại sàn HoSE, đầu giờ diễn biến giao dịch khá thận trọng, trong đợt một VN-Index giảm ngay 4,34 điểm và xuống 443,6 điểm. Thanh khoản đạt gần 3,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng chỉ đạt 59 tỷ đồng.
Sang đợt giao dịch khớp lệnh liên tục, lực cung mỗi lúc một gia tăng, trong khi lực cầu lại quá yếu. Khi VN-Index rơi về khu vực kỹ thuật 440 điểm, dòng tiền trợ lực cũng đã xuất hiện, tuy nhiên sau đó không duy trì được sức bền và chấp nhận lùi bước trước đà bán ồ ạt trên diện rộng.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trừ mã MSN là duy trì được giá tham chiếu 100.000 đồng/cổ phiếu đến cuối phiên, còn các mã khác trong nhóm đều có mức giá đóng cửa dưới tham chiếu. Trong đó, hai mã cổ phiếu GAS và VCB bị bán tháo với mức giá nện sàn, tương ứng là 40.900 đồng/cổ phiếu và 30.400 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip cũng có một phiên giao dịch kém may mắn, một vài mã như PNJ, PVD, SJS là lội ngược dòng nước, giữ đà tăng trong suốt phiên, còn lại đều trượt dốc cùng xu thế chung.
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 11,19 điểm (-2,5%) và xuống mức 436,75 điểm thanh khoản thị trường đạt 66 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.117 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 giảm 8,41 điểm (-1,63%) và xuống mức 508,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 18,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 400 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, diễn biến giao dịch cũng rất bi quan, chỉ số HNX-Index chốt phiên giảm 2,85 điểm (-3,73%) và xuống mức 73,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 55,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 569,6 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,16 điểm (-0,44%) và xuống mức 36,24 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 727.426 đơn vị, tương ứng 3,8 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)