Ngày 12/7, kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII đã dành toàn bộ thời gian để chất vấn và trả lời chất vấn của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố và giám đốc các Sở Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội…
Trong đó, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề đang gây bức xúc trong dưa luận cử tri hiện nay là vấn đề xây dựng nhà không phép, sai phép xảy ra phổ biến trên địa bàn thành phố và giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội, giải phóng hàng tồn kho bất động sản.
Trả lời vấn đề các đại biểu đặt ra, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố thẳng thắn thừa nhận, thực trạng như các đại biểu đề cập tới là có thật mà Sở đang cùng với các quận, huyện xử lý triệt để.
Theo ông Tuấn, sau khi lực lượng này được kiện toàn lại theo quy định Nghị định số 26 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng, từ ngày 15/5 vừa qua lực lượng này chỉ còn 1.060 người (trước ngày 15/3 là với 2.963 thanh tra viên. Do vậy, các thanh tra viên đã không bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện và lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng.
Ông Tuấn cho biết thêm tình trạng xây dựng nhà không phép, sai phép tập trung nhiều ở Gò Vấp, Bình Chánh, quận 9, quận Thủ Đức. Riêng ở Bình Chánh với 600 căn nhà xây dựng không phép như đại biểu nêu, trước mốc 15/5/2013 có tỷ lệ nhà xây dựng không phép, trái phép chiếm 19,15% trên toàn thành phố, nhưng sau đó chiếm tới 47,24%. Đối với việc buông lỏng quản lý này, một số cá nhân có trách nhiệm trên địa bàn đã bị xử lý cứu hình sự, ông Tuấn cho biết vi phạm xây dựng nhà không phép, sai phép ở Bình Chánh sẽ được xử lý dứt điểm trước ngày 15/8 tới.
Trả lời thêm về vấn đề rà soát xây dựng nhà không phép, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, phải khơi dậy ý thức giám sát từ chính người dân, điều này không phụ thuộc vào lực lượng thanh tra viên dày hay mỏng mà có cơ sở từ ngay các địa phương. Trước mắt, cần có xử lý mạnh đối với những cá nhân có trách nhiệm trong địa bàn có vi phạm về xây dựng không phép, sai phép.
Đối với tình trạng quy hoạch treo gây khó khăn cho người dân, ông Tín cho rằng điều quan trọng là phải xem xét để làm sao người dân không chịu khổ, vì vậy thành phố đồng ý cấp phép cho người dân xây nhà ở khi dự án chưa thực hiện và sau sẽ đồng ý đền bù cho người dân nếu dự án thực hiện sau 5 năm. Theo ông Tín, đây là một chủ trương mới nhằm tạo điều kiện ổn định cho người dân, những ai lợi dụng chính sách này để mua đất của người dân trục lợi sẽ phải xử lý nghiêm.
Trong phiên chất vấn buổi chiều, trước bức xúc của đại biểu về việc đào đường liên tục, chồng chéo của các ngành, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, để xử lý được vấn đề này, từ nay trở đi trên địa bàn thành phố khi làm đường và sửa chữa chỉ có một chủ đầu tư, nếu có xử lý thay đổi phải kết hợp với các ngành khác liên quan trên tuyến đường đó cùng làm, không để xảy ra tình trạng đào xới đường liên tục như thời gian qua. Để hỗ trợ các ngành làm đồng loạt, ông Tín cho biết, Ủy ban Nhân dân đã quyết định sẽ cho các đơn vị tạm ứng ngân sách, sau khi có kinh phí từ ngành phải hoàn trả cho ngân sách thành phố.
Về vấn đề chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội bằng cách chia nhỏ nhà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cho biết cần cân nhắc nhiều về quy hoạch, dân số, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng… xem có phù hợp điều kiện hạ tầng có đáp ứng được không khi gia tăng dân số. Việc này phải tính toán thận trọng, chia nhỏ căn hộ có thuận lợi dễ bán, tạo ra thanh khoản, nhưng phải nhìn tới lâu dài mà phải xem xét từng dự án cụ thể.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đã dành nhiều thời gian để trả lời chất vấn về giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân thành phố. Ông Tín cho biết, nhu cầu nhà ở có thực của thành phố hiện khoảng 30.000 nhà, vì vậy việc giải quyết 3.000 nhà như hiện nay chưa thấm vào đâu so với nhu cầu và trách nhiệm này thuộc về thành phố. Tuy nhiên việc thành phố đứng ra làm phải có quỹ đất, phải đền bù giải phóng mặt bằng trong khi nguồn lực không phải lúc nào cũng có.
Vì vậy, giải pháp hiện nay vẫn là phải khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào. Liên quan đến nhu cầu nhà ở xã hội và giải quyết hàng tồn kho bất động sản, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết thành phố đang thực hiện các giải pháp để làm sao thực hiện một mục tiêu nhưng giải quyết được cả 2 vấn đề này. Trong đó, khó khăn nhất là giá nhà ở thương mại khoảng 20 triệu đồng, phải dùng chính sách gì để giá nhà xuống 10-11 triệu đồng/m2. Vì vậy thành phố sẽ vừa phải thương thảo với nhà đầu tư để giảm giá xuống, làm việc với ngân hàng về lãi suất và đến nay đây vẫn là quá trình vừa làm vừa mày mò để giải quyết những bức xúc hiện hữu.
Để giải quyết hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm thành phố phấn đấu đến cuối năm giảm được 40%. Với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, Sở Xây dựng đang nỗ lực làm cầu nối, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, khách hàng tiếp cận với ngân hàng để vay vốn.
[Hướng dẫn vay mua nhà trong gói 30.000 tỷ đồng]
Đề cập tới vấn đề xử lý môi trường, ô nhiễm nước từ các bãi rác, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở xử lý dứt điểm vào 15/8 tới đây. Ngoài ra, về vấn đề xử lý ô nhiễm từ các bô rác hở tại các khu dân cư, Ủy ban Nhân dân thành phố đã quyết định ngay trong tháng này sẽ triển khai xây dựng các hộp rác kín nhằm cải thiện môi trường cho người dân thành phố.
Trong phiên chất vấn đối với Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Trung Dũng, lãnh đạo Sở đã trả lời khá cụ thể về chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề và đặc biệt là tình trạng mại dâm diễn ra phức tạp.
Trong đó, ông Trần Trung Dũng đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng mại dâm, nhất là tại 65 tụ điểm, tuyến đường trọng điểm về tệ nạn này./.
Trong đó, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề đang gây bức xúc trong dưa luận cử tri hiện nay là vấn đề xây dựng nhà không phép, sai phép xảy ra phổ biến trên địa bàn thành phố và giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội, giải phóng hàng tồn kho bất động sản.
Trả lời vấn đề các đại biểu đặt ra, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố thẳng thắn thừa nhận, thực trạng như các đại biểu đề cập tới là có thật mà Sở đang cùng với các quận, huyện xử lý triệt để.
Theo ông Tuấn, sau khi lực lượng này được kiện toàn lại theo quy định Nghị định số 26 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng, từ ngày 15/5 vừa qua lực lượng này chỉ còn 1.060 người (trước ngày 15/3 là với 2.963 thanh tra viên. Do vậy, các thanh tra viên đã không bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện và lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng.
Ông Tuấn cho biết thêm tình trạng xây dựng nhà không phép, sai phép tập trung nhiều ở Gò Vấp, Bình Chánh, quận 9, quận Thủ Đức. Riêng ở Bình Chánh với 600 căn nhà xây dựng không phép như đại biểu nêu, trước mốc 15/5/2013 có tỷ lệ nhà xây dựng không phép, trái phép chiếm 19,15% trên toàn thành phố, nhưng sau đó chiếm tới 47,24%. Đối với việc buông lỏng quản lý này, một số cá nhân có trách nhiệm trên địa bàn đã bị xử lý cứu hình sự, ông Tuấn cho biết vi phạm xây dựng nhà không phép, sai phép ở Bình Chánh sẽ được xử lý dứt điểm trước ngày 15/8 tới.
Trả lời thêm về vấn đề rà soát xây dựng nhà không phép, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, phải khơi dậy ý thức giám sát từ chính người dân, điều này không phụ thuộc vào lực lượng thanh tra viên dày hay mỏng mà có cơ sở từ ngay các địa phương. Trước mắt, cần có xử lý mạnh đối với những cá nhân có trách nhiệm trong địa bàn có vi phạm về xây dựng không phép, sai phép.
Đối với tình trạng quy hoạch treo gây khó khăn cho người dân, ông Tín cho rằng điều quan trọng là phải xem xét để làm sao người dân không chịu khổ, vì vậy thành phố đồng ý cấp phép cho người dân xây nhà ở khi dự án chưa thực hiện và sau sẽ đồng ý đền bù cho người dân nếu dự án thực hiện sau 5 năm. Theo ông Tín, đây là một chủ trương mới nhằm tạo điều kiện ổn định cho người dân, những ai lợi dụng chính sách này để mua đất của người dân trục lợi sẽ phải xử lý nghiêm.
Trong phiên chất vấn buổi chiều, trước bức xúc của đại biểu về việc đào đường liên tục, chồng chéo của các ngành, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho rằng, để xử lý được vấn đề này, từ nay trở đi trên địa bàn thành phố khi làm đường và sửa chữa chỉ có một chủ đầu tư, nếu có xử lý thay đổi phải kết hợp với các ngành khác liên quan trên tuyến đường đó cùng làm, không để xảy ra tình trạng đào xới đường liên tục như thời gian qua. Để hỗ trợ các ngành làm đồng loạt, ông Tín cho biết, Ủy ban Nhân dân đã quyết định sẽ cho các đơn vị tạm ứng ngân sách, sau khi có kinh phí từ ngành phải hoàn trả cho ngân sách thành phố.
Về vấn đề chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội bằng cách chia nhỏ nhà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cho biết cần cân nhắc nhiều về quy hoạch, dân số, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng… xem có phù hợp điều kiện hạ tầng có đáp ứng được không khi gia tăng dân số. Việc này phải tính toán thận trọng, chia nhỏ căn hộ có thuận lợi dễ bán, tạo ra thanh khoản, nhưng phải nhìn tới lâu dài mà phải xem xét từng dự án cụ thể.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đã dành nhiều thời gian để trả lời chất vấn về giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân thành phố. Ông Tín cho biết, nhu cầu nhà ở có thực của thành phố hiện khoảng 30.000 nhà, vì vậy việc giải quyết 3.000 nhà như hiện nay chưa thấm vào đâu so với nhu cầu và trách nhiệm này thuộc về thành phố. Tuy nhiên việc thành phố đứng ra làm phải có quỹ đất, phải đền bù giải phóng mặt bằng trong khi nguồn lực không phải lúc nào cũng có.
Vì vậy, giải pháp hiện nay vẫn là phải khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào. Liên quan đến nhu cầu nhà ở xã hội và giải quyết hàng tồn kho bất động sản, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết thành phố đang thực hiện các giải pháp để làm sao thực hiện một mục tiêu nhưng giải quyết được cả 2 vấn đề này. Trong đó, khó khăn nhất là giá nhà ở thương mại khoảng 20 triệu đồng, phải dùng chính sách gì để giá nhà xuống 10-11 triệu đồng/m2. Vì vậy thành phố sẽ vừa phải thương thảo với nhà đầu tư để giảm giá xuống, làm việc với ngân hàng về lãi suất và đến nay đây vẫn là quá trình vừa làm vừa mày mò để giải quyết những bức xúc hiện hữu.
Để giải quyết hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm thành phố phấn đấu đến cuối năm giảm được 40%. Với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, Sở Xây dựng đang nỗ lực làm cầu nối, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, khách hàng tiếp cận với ngân hàng để vay vốn.
[Hướng dẫn vay mua nhà trong gói 30.000 tỷ đồng]
Đề cập tới vấn đề xử lý môi trường, ô nhiễm nước từ các bãi rác, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở xử lý dứt điểm vào 15/8 tới đây. Ngoài ra, về vấn đề xử lý ô nhiễm từ các bô rác hở tại các khu dân cư, Ủy ban Nhân dân thành phố đã quyết định ngay trong tháng này sẽ triển khai xây dựng các hộp rác kín nhằm cải thiện môi trường cho người dân thành phố.
Trong phiên chất vấn đối với Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Trung Dũng, lãnh đạo Sở đã trả lời khá cụ thể về chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề và đặc biệt là tình trạng mại dâm diễn ra phức tạp.
Trong đó, ông Trần Trung Dũng đã đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng mại dâm, nhất là tại 65 tụ điểm, tuyến đường trọng điểm về tệ nạn này./.
Liên Phương (TTXVN)