Nhận định về tình hình nước Nga trong năm mới 2012, cựu bình luận viên các vấn đề quốc tế của hãng thông tấn ITAR-TASS Sergey Aphonin viết bài với tiêu đề "Nước Nga bước vào năm mới với niềm tin mới," bày tỏ niềm tin vào tương lai của đất nước mình.
Nước Nga đang trải qua một giai đoạn phức tạp trong lịch sử của mình. Trên các đường phố ở Mátxcơva và một số thành phố khác của đất nước đã diễn ra các cuộc míttinh của quần chúng.
Một số cuộc biểu tình nhằm phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia khóa VI, với khẩu hiệu chính là “Vì cuộc bầu cử trung thực” trong khi một số cuộc khác lại được tổ chức để ủng hộ “đảng của chính quyền” và chế độ hiện nay.
Có quá nhiều cảm xúc vào lúc này. Người dân dường như cảm nhận được “hơi thở của nền dân chủ,” họ mặc sức bày tỏ quan điểm của mình về chế độ-chính sách của nhà nước mà chẳng lo sợ gì. Sự hăng hái và nhiệt tình của họ khiến người ta nhớ đến những sự kiện tại Nga vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Thành phần của phe đối lập có thể thấy rõ, đó là Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), Đảng Nước Nga công bằng (SR), Đảng Tự do-Dân chủ (LDPR) và một loạt các đảng phái khác không có chân trong Duma Quốc gia Nga.
Ngoài ra, còn có những người không thuộc đảng phái nào, nhưng lại thích “nền dân chủ đường phố.”
Phe đối lập có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược, nhưng cho đến thời điểm này, những người tham gia biểu tình tỏ ra khá bình tĩnh, đa số họ đều giữ trật tự và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tính chất của cuộc biểu tình có thể thay đổi do có những thông tin cho thấy một bộ phận những người đối lập nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.
Không lâu trước cuộc bầu cử Quốc hội, khi nhận xét về những người chống đối chính quyền, Thủ tướng Putin đã nói: “Thật tiếc là có nhiều người vẫn đang đầu cơ vào những vấn đề tồn tại trong nước, vào sự bất bình chính đáng của những ai từng gặp phải điều bất công trong xã hội. Nhưng những kẻ đầu cơ vào những sai lầm và khiếm khuyết của chính quyền lại chính là những người từng có thời tham gia chính quyền. Một số người trong đó đã đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn, tôi muốn nói đến sự tan rã của Liên bang Xô viết; một số khác thì giành lấy chính quyền, tạo ra nạn cướp bóc chưa từng có vào những năm 90… Trên thực tế, họ đã hủy diệt cả ngành công nghiệp, nông nghiệp lẫn lĩnh vực xã hội. Họ đã dùng 'con dao nội chiến' để đâm vào trái tim nước Nga, gây đổ máu ở khu vực Bắc Kavkaz, trên thực tế là đẩy đất nước tới bờ vực thảm họa.”
Đúng là có nhiều điều đang khiến người dân Nga lo lắng. Chẳng hạn, nước Nga bị xếp hạng thứ 154/178 quốc gia về mức độ tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo khiến nhiều người phẫn nộ, tệ quan liêu vẫn còn khá nặng nề trong các cơ quan công quyền.
Ở Mátxcơva, số lượng triệu phú và tỷ phú nhiều hơn cả ở New York hoặc London. Nhưng điều quan trọng là nhân tố tích cực nhiều hơn tiêu cực. Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của Nga năm nay đạt gần 4,5%, số người thất nghiệp giảm một nửa, từ 1/1/2012 lương của quân nhân tăng gấp 2-3 lần trong khi lương hưu cũng tăng dù đã tính đến yếu tố lạm phát, nhà ở được xây dựng ở khắp các vùng miền…
Bên cạnh đó, Nga đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đó là những kết quả đáng khích lệ.
Bước vào năm mới, lãnh đạo nước Nga đặt ra một số nhiệm vụ mới, trong đó có việc phi tập trung hóa quyền lực, tìm nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng địa phương, hiện đại hóa nền công-nông nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa, trình độ khoa học-giáo dục…
Chính sách đối ngoại của Nga phải phục vụ công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và bảo vệ lợi ích của đất nước.
Trong thời gian tới, nước Nga cần hoàn thiện hệ thống chính trị, đơn giản hóa thủ tục đăng ký chính đảng. Nhiệm vụ rất quan trọng là tìm ra lối thoát khỏi sự suy thoái toàn cầu, đưa nước Nga trở thành một trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới, củng cố lực lượng vũ trang để sẵn sàng đối phó với bất cứ thách thức nào.
Đón năm mới 2012, các lực lượng tiến bộ trong xã hội Nga, cho dù có những quan điểm khác nhau, đều tràn đầy lạc quan và nhận thấy trách nhiệm của mình góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.
Trước mắt còn nhiều khó khăn, tình hình còn phức tạp nhưng vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền. Nước Nga cần chuẩn bị thật tốt cho sự kiện chính trị quan trọng đang đến gần-cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào ngày 4/3/2012./.
Nước Nga đang trải qua một giai đoạn phức tạp trong lịch sử của mình. Trên các đường phố ở Mátxcơva và một số thành phố khác của đất nước đã diễn ra các cuộc míttinh của quần chúng.
Một số cuộc biểu tình nhằm phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia khóa VI, với khẩu hiệu chính là “Vì cuộc bầu cử trung thực” trong khi một số cuộc khác lại được tổ chức để ủng hộ “đảng của chính quyền” và chế độ hiện nay.
Có quá nhiều cảm xúc vào lúc này. Người dân dường như cảm nhận được “hơi thở của nền dân chủ,” họ mặc sức bày tỏ quan điểm của mình về chế độ-chính sách của nhà nước mà chẳng lo sợ gì. Sự hăng hái và nhiệt tình của họ khiến người ta nhớ đến những sự kiện tại Nga vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Thành phần của phe đối lập có thể thấy rõ, đó là Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), Đảng Nước Nga công bằng (SR), Đảng Tự do-Dân chủ (LDPR) và một loạt các đảng phái khác không có chân trong Duma Quốc gia Nga.
Ngoài ra, còn có những người không thuộc đảng phái nào, nhưng lại thích “nền dân chủ đường phố.”
Phe đối lập có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược, nhưng cho đến thời điểm này, những người tham gia biểu tình tỏ ra khá bình tĩnh, đa số họ đều giữ trật tự và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tính chất của cuộc biểu tình có thể thay đổi do có những thông tin cho thấy một bộ phận những người đối lập nhận được sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.
Không lâu trước cuộc bầu cử Quốc hội, khi nhận xét về những người chống đối chính quyền, Thủ tướng Putin đã nói: “Thật tiếc là có nhiều người vẫn đang đầu cơ vào những vấn đề tồn tại trong nước, vào sự bất bình chính đáng của những ai từng gặp phải điều bất công trong xã hội. Nhưng những kẻ đầu cơ vào những sai lầm và khiếm khuyết của chính quyền lại chính là những người từng có thời tham gia chính quyền. Một số người trong đó đã đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn, tôi muốn nói đến sự tan rã của Liên bang Xô viết; một số khác thì giành lấy chính quyền, tạo ra nạn cướp bóc chưa từng có vào những năm 90… Trên thực tế, họ đã hủy diệt cả ngành công nghiệp, nông nghiệp lẫn lĩnh vực xã hội. Họ đã dùng 'con dao nội chiến' để đâm vào trái tim nước Nga, gây đổ máu ở khu vực Bắc Kavkaz, trên thực tế là đẩy đất nước tới bờ vực thảm họa.”
Đúng là có nhiều điều đang khiến người dân Nga lo lắng. Chẳng hạn, nước Nga bị xếp hạng thứ 154/178 quốc gia về mức độ tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo khiến nhiều người phẫn nộ, tệ quan liêu vẫn còn khá nặng nề trong các cơ quan công quyền.
Ở Mátxcơva, số lượng triệu phú và tỷ phú nhiều hơn cả ở New York hoặc London. Nhưng điều quan trọng là nhân tố tích cực nhiều hơn tiêu cực. Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của Nga năm nay đạt gần 4,5%, số người thất nghiệp giảm một nửa, từ 1/1/2012 lương của quân nhân tăng gấp 2-3 lần trong khi lương hưu cũng tăng dù đã tính đến yếu tố lạm phát, nhà ở được xây dựng ở khắp các vùng miền…
Bên cạnh đó, Nga đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đó là những kết quả đáng khích lệ.
Bước vào năm mới, lãnh đạo nước Nga đặt ra một số nhiệm vụ mới, trong đó có việc phi tập trung hóa quyền lực, tìm nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng địa phương, hiện đại hóa nền công-nông nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa, trình độ khoa học-giáo dục…
Chính sách đối ngoại của Nga phải phục vụ công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và bảo vệ lợi ích của đất nước.
Trong thời gian tới, nước Nga cần hoàn thiện hệ thống chính trị, đơn giản hóa thủ tục đăng ký chính đảng. Nhiệm vụ rất quan trọng là tìm ra lối thoát khỏi sự suy thoái toàn cầu, đưa nước Nga trở thành một trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới, củng cố lực lượng vũ trang để sẵn sàng đối phó với bất cứ thách thức nào.
Đón năm mới 2012, các lực lượng tiến bộ trong xã hội Nga, cho dù có những quan điểm khác nhau, đều tràn đầy lạc quan và nhận thấy trách nhiệm của mình góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.
Trước mắt còn nhiều khó khăn, tình hình còn phức tạp nhưng vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền. Nước Nga cần chuẩn bị thật tốt cho sự kiện chính trị quan trọng đang đến gần-cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào ngày 4/3/2012./.
Hồng Quân (Vietnam+)