Ngày 21/3, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết: Nhân kỷ niệm Ngày Nước thế giới (22/3), UNICEF kêu gọi các Chính phủ, các tổ chức xã hội và người dân hãy luôn ghi nhớ rằng, đằng sau các con số thống kê chính là trẻ em.
Hàng ngày trên thế giới vẫn có trẻ em tử vong do thiếu nước sạch và vệ sinh kém. UNICEF khuyến cáo, việc cải thiện tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em và góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng ở các quốc gia này.
Bà Lotta Sylwander, Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1.800 trường hợp tử vong có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.
Bằng cách giảm số người mắc tiêu chảy và nhiễm giun, chúng ta sẽ không chỉ giảm được số trẻ em tử vong, mà còn có thể giảm được số trẻ em bị thấp còi. Đây là một vấn đề cấp bách vì suy dinh dưỡng thể thấp còi không thể phục hồi được và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của UNICEF, khoảng một nửa số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra ở năm quốc gia: Ấn Độ, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Pakistan và Trung Quốc.
Hai quốc gia - Ấn Độ (24%) và Nigeria (11%) - chiếm hơn 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới năm tuổi. Những quốc gia này cũng có một số lượng lớn người dân không được sử dụng nước sạch và không được hưởng điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp.
Gần 90% trẻ em tử vong vì bệnh tiêu chảy có liên quan trực tiếp đến nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh yếu kém. Mặc dù dân số toàn cầu đang phát triển, các ca tử vong như vậy đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, từ 1,2 triệu ca một năm vào năm 2000 xuống còn khoảng 760.000 ca một năm vào năm 2011./.
Hàng ngày trên thế giới vẫn có trẻ em tử vong do thiếu nước sạch và vệ sinh kém. UNICEF khuyến cáo, việc cải thiện tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em và góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng ở các quốc gia này.
Bà Lotta Sylwander, Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1.800 trường hợp tử vong có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.
Bằng cách giảm số người mắc tiêu chảy và nhiễm giun, chúng ta sẽ không chỉ giảm được số trẻ em tử vong, mà còn có thể giảm được số trẻ em bị thấp còi. Đây là một vấn đề cấp bách vì suy dinh dưỡng thể thấp còi không thể phục hồi được và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của UNICEF, khoảng một nửa số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra ở năm quốc gia: Ấn Độ, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Pakistan và Trung Quốc.
Hai quốc gia - Ấn Độ (24%) và Nigeria (11%) - chiếm hơn 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới năm tuổi. Những quốc gia này cũng có một số lượng lớn người dân không được sử dụng nước sạch và không được hưởng điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp.
Gần 90% trẻ em tử vong vì bệnh tiêu chảy có liên quan trực tiếp đến nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh yếu kém. Mặc dù dân số toàn cầu đang phát triển, các ca tử vong như vậy đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, từ 1,2 triệu ca một năm vào năm 2000 xuống còn khoảng 760.000 ca một năm vào năm 2011./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)