Theo Reuters và AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã chúc mừng ông Francois Hollande đắc cử tổng thống Pháp.
Theo kết quả mới nhất từ Bộ Nội vụ Pháp với 99% số phiếu được kiểm, ông Hollande giành được 51,7% số phiếu ủng hộ, còn đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy chỉ được 48,3%, khiến ông Sarkozy trở thành nhà lãnh đạo thứ 11 ở Châu Âu bị loại khỏi vị trí lãnh đạo kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Nhà Trắng ngày 6/5 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện chúc mừng thắng lợi của ông Francois Hollande trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng hai diễn ra cùng ngày và mời ông Hollande tới thăm Nhà Trắng vào cuối tháng này.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết ông Obama đã bày tỏ mong muốn "hợp tác chặt chẽ" với ông Hollande và chính phủ của ông về "một loạt thách thức kinh tế và an ninh chung".
Tổng thống Algeria, Abdelaziz Bouteflika, tối cùng ngày cũng đã gửi điện mừng tới tổng thống đắc cử Pháp, François Hollande, chỉ một tiếng đồng hồ sau khi kết quả chính thức vòng hai bầu cử tổng thống Pháp được công bố.
Tổng thống Bouteflika khẳng định sẵn sàng cùng tổng thống đắc cử Pháp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương lên ngang tầm tiềm năng của hai nước. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với Algeria và Pháp, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, phải tăng cường đối thoại chính trị để thực hiện mục tiêu hòa bình, ổn định và tiến bộ ở vùng Địa Trung Hải và trên thế giới.
[Ông François Hollande đã đắc cử Tổng thống Pháp]
Tổng thư ký đảng Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN), đại diện cá nhân của Tổng thống Bouteflika, ông Abdelaziz Belkhadem nhận định việc ông Hollande đắc cử tổng thống sẽ làm thay đổi mối quan hệ song phương giữa Pháp và Algeria. Quan hệ hai nước đã trải qua nhiều thời kỳ căng thẳng trong những năm gần đây liên quan đến quá khứ thực dân của Pháp ở Algeria. Nhiều chính khách nước này lên tiếng đòi Pháp phải xin lỗi về vấn đề trên, nhưng Pháp không chấp nhận.
Trong chuyến thăm Algeria ngày 16/6/2011, Ngoại trưởng Alain Juppé kêu gọi Algeria "không nói đi nói lại mãi" về thời kỳ này. Trong khi đó, ông Hollande, với tư cách là ứng cử viên tổng thống, muốn Pháp xin lỗi về quá khứ thực dân 132 năm của nước này ở Algeria./.
Theo kết quả mới nhất từ Bộ Nội vụ Pháp với 99% số phiếu được kiểm, ông Hollande giành được 51,7% số phiếu ủng hộ, còn đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy chỉ được 48,3%, khiến ông Sarkozy trở thành nhà lãnh đạo thứ 11 ở Châu Âu bị loại khỏi vị trí lãnh đạo kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Nhà Trắng ngày 6/5 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện chúc mừng thắng lợi của ông Francois Hollande trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng hai diễn ra cùng ngày và mời ông Hollande tới thăm Nhà Trắng vào cuối tháng này.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết ông Obama đã bày tỏ mong muốn "hợp tác chặt chẽ" với ông Hollande và chính phủ của ông về "một loạt thách thức kinh tế và an ninh chung".
Tổng thống Algeria, Abdelaziz Bouteflika, tối cùng ngày cũng đã gửi điện mừng tới tổng thống đắc cử Pháp, François Hollande, chỉ một tiếng đồng hồ sau khi kết quả chính thức vòng hai bầu cử tổng thống Pháp được công bố.
Tổng thống Bouteflika khẳng định sẵn sàng cùng tổng thống đắc cử Pháp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương lên ngang tầm tiềm năng của hai nước. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với Algeria và Pháp, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, phải tăng cường đối thoại chính trị để thực hiện mục tiêu hòa bình, ổn định và tiến bộ ở vùng Địa Trung Hải và trên thế giới.
[Ông François Hollande đã đắc cử Tổng thống Pháp]
Tổng thư ký đảng Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN), đại diện cá nhân của Tổng thống Bouteflika, ông Abdelaziz Belkhadem nhận định việc ông Hollande đắc cử tổng thống sẽ làm thay đổi mối quan hệ song phương giữa Pháp và Algeria. Quan hệ hai nước đã trải qua nhiều thời kỳ căng thẳng trong những năm gần đây liên quan đến quá khứ thực dân của Pháp ở Algeria. Nhiều chính khách nước này lên tiếng đòi Pháp phải xin lỗi về vấn đề trên, nhưng Pháp không chấp nhận.
Trong chuyến thăm Algeria ngày 16/6/2011, Ngoại trưởng Alain Juppé kêu gọi Algeria "không nói đi nói lại mãi" về thời kỳ này. Trong khi đó, ông Hollande, với tư cách là ứng cử viên tổng thống, muốn Pháp xin lỗi về quá khứ thực dân 132 năm của nước này ở Algeria./.
(Vietnam+)