Tối nay, 2/5, cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 2 sẽ bước vào giai đoạn nước rút với cuộc tranh luận tay đôi giữa hai ứng cử viên Nicolas Sarkozy và François Hollande.
Liệu ông Sarkozy có thể làm thay đổi cán cân nếu ông được chấm điểm cao hơn đối thủ trong cuộc đọ sức tay đôi tối nay? Không có gì thiếu chắc chắn hơn. Lịch sử Đệ ngũ cộng hòa Pháp cho thấy rằng cuộc tranh luận tay đôi giữa hai ứng cử viên vào vòng hai, bất luận chủ đề gì và có bao nhiêu cử tri theo dõi, chưa bao giờ cho phép đảo lộn mối tương quan lực lượng tả-hữu. Có chăng chỉ là sự gia giảm khoảng cách nào đó.
Những gì Sarkozy cần nói thì ông đã nói. Những gì ông muốn lập luận tại một trường quay không thể khác những gì đã được nêu trong cả quá trình vận động kéo dài suốt những tháng qua. Khoảng cách có thể thu hẹp, nhưng chắc gì đã được san bằng khi số điểm chênh lệch lớn đến như vậy?
Cứ cho là khoảng cách giữa hai ứng cử viên được thu hẹp đôi chút, nhưng như thế vẫn chưa đủ để kết luận một xu hướng thay đổi. Tất cả phụ thuộc vào việc ông Sarkozy có tạo ra sự năng động trong hai tuần trước bầu cử vòng hai hay không. Cần biết rằng các thăm dò dư luận được thực hiện sau bầu cử vòng một đã khẳng định tương đối rõ nét tương quan lực lượng từng có trong nhiều tháng trước đó.
Tất cả diễn ra như thể vòng hai đã được mặc định là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ủng hộ hay không ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm.
Cần nhắc lại rằng trong khi Hollande được nhờ kho phiếu của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu thì ngược lại, Sarkozy hầu như chẳng nhận được mấy "lợi lộc" từ Mặt trận Cánh tả (FG) của Jean-Luc Mélenchon.
Năm 2007, ứng cử viên Nicolas Sarkozy đã được hưởng lợi lớn từ "kho phiếu dự phòng" của lãnh đạo Mặt trận Quốc gia (FN) Jean-Marie Le Pen, với hơn 60% phiếu bầu của toàn thể cử tri cực hữu. Trong khi đó phiếu bầu mà các cử tri trung dung của François Bayrou dành cho Ségolène Royal và Sarkozy gần như tương đương nhau.
Năm 2012, phiếu dự phòng giành cho Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy thấp hơn rất nhiều nếu căn cứ các kết quả thăm dò dư luận sát ngày bầu cử vòng hai. Theo Viện IFOP, chỉ có 48% cử tri của bà Marine Le Pen có ý định bỏ phiếu cho Sarkozy, trong khi 31% cho biết sẽ ủng hộ François Hollande. Số cử tri vắng mặt tại vòng hai giảm tương đối, từ 30% cách đây hơn một tuần xuống còn 21%.
Trong cuộc tập hợp lực lượng ngày 1/5, bà Marine Le Pen đã chính thức tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng tại vòng hai, đồng thời kêu gọi cử tri của mình "hãy cứ bỏ phiếu theo tình cảm và lương tâm." Tuy vậy, nói theo lịch sử, kể cả khi chủ tịch FN kêu gọi ủng hộ Sarkozy thì không phải tất cả cử tri cực hữu truyền thống sẽ bầu cho ứng cử viên này, nhất là trong bối cảnh kinh tế-xã hội ảm đạm như hiện nay. Các cử tri của FN cũng như tầng lớp trung lưu hiện nay tỏ ra độc lập và tự quyết hơn nhiều.
Nếu so sánh thực tế năm 2007 với năm 2012, quả thực ứng cử viên cánh hữu Sarkozy đang gặp rất nhiều khó khăn. Số phiếu dự phòng thấp hơn có nghĩa là ông đang đơn độc bao giờ hết.
Hầu hết các thăm dò dư luận cho thấy Hollande đều nhận được sự ủng hộ của đại đa số cử tri FG cho vòng hai, khoảng 83%. Trong khi đó, chỉ có 6% nói có thể bầu cho Tổng thống sắp mãn nhiệm, còn lại 11% cho biết sẽ vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng. Theo các chuyên gia chính trị Pháp, "kỷ luật cộng hòa" của bộ phận cử tri cánh tả luôn ổn định hơn và "chất lượng phiếu dự phòng" của cánh tả cũng được đánh giá cao hơn cánh hữu và phe cực hữu.
Cũng cần nói thêm rằng kết quả vòng một đã cho thấy trước đó truyền thông đôi khi đã đánh giá quá cao ứng cử viên FG Mélenchon. Đó chưa hẳn đã là một sai lầm của các viện thăm dò dư luận. Thực tế đã có rất nhiều cử tri mà Mélenchon hướng tới, đã tỏ ra lưỡng lự với việc bỏ phiếu cho ông Hollande nhưng đến phút chót, họ đã quyết định ủng hộ ông. Kết quả cuối cùng chứng minh rằng một bộ phận cử tri đã chọn cách bỏ phiếu hữu ích, ít nhất là bày tỏ phản ứng đối với Sarkozy. Có nghĩa là họ muốn gửi gắm niềm tin ở Hollande để trừng phạt Tổng thống sắp mãn nhiệm.
Với những cả những dữ kiện nêu trên, ứng cử viên Hollande thực sự có điều kiện để chiến thắng. Nếu thất bại, ứng cử viên Đảng Xã hội quả thực sẽ là người "vụng về hết chỗ nói" và ông chỉ có thể tự trách chính mình./.
Liệu ông Sarkozy có thể làm thay đổi cán cân nếu ông được chấm điểm cao hơn đối thủ trong cuộc đọ sức tay đôi tối nay? Không có gì thiếu chắc chắn hơn. Lịch sử Đệ ngũ cộng hòa Pháp cho thấy rằng cuộc tranh luận tay đôi giữa hai ứng cử viên vào vòng hai, bất luận chủ đề gì và có bao nhiêu cử tri theo dõi, chưa bao giờ cho phép đảo lộn mối tương quan lực lượng tả-hữu. Có chăng chỉ là sự gia giảm khoảng cách nào đó.
Những gì Sarkozy cần nói thì ông đã nói. Những gì ông muốn lập luận tại một trường quay không thể khác những gì đã được nêu trong cả quá trình vận động kéo dài suốt những tháng qua. Khoảng cách có thể thu hẹp, nhưng chắc gì đã được san bằng khi số điểm chênh lệch lớn đến như vậy?
Cứ cho là khoảng cách giữa hai ứng cử viên được thu hẹp đôi chút, nhưng như thế vẫn chưa đủ để kết luận một xu hướng thay đổi. Tất cả phụ thuộc vào việc ông Sarkozy có tạo ra sự năng động trong hai tuần trước bầu cử vòng hai hay không. Cần biết rằng các thăm dò dư luận được thực hiện sau bầu cử vòng một đã khẳng định tương đối rõ nét tương quan lực lượng từng có trong nhiều tháng trước đó.
Tất cả diễn ra như thể vòng hai đã được mặc định là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ủng hộ hay không ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm.
Cần nhắc lại rằng trong khi Hollande được nhờ kho phiếu của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu thì ngược lại, Sarkozy hầu như chẳng nhận được mấy "lợi lộc" từ Mặt trận Cánh tả (FG) của Jean-Luc Mélenchon.
Năm 2007, ứng cử viên Nicolas Sarkozy đã được hưởng lợi lớn từ "kho phiếu dự phòng" của lãnh đạo Mặt trận Quốc gia (FN) Jean-Marie Le Pen, với hơn 60% phiếu bầu của toàn thể cử tri cực hữu. Trong khi đó phiếu bầu mà các cử tri trung dung của François Bayrou dành cho Ségolène Royal và Sarkozy gần như tương đương nhau.
Năm 2012, phiếu dự phòng giành cho Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy thấp hơn rất nhiều nếu căn cứ các kết quả thăm dò dư luận sát ngày bầu cử vòng hai. Theo Viện IFOP, chỉ có 48% cử tri của bà Marine Le Pen có ý định bỏ phiếu cho Sarkozy, trong khi 31% cho biết sẽ ủng hộ François Hollande. Số cử tri vắng mặt tại vòng hai giảm tương đối, từ 30% cách đây hơn một tuần xuống còn 21%.
Trong cuộc tập hợp lực lượng ngày 1/5, bà Marine Le Pen đã chính thức tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng tại vòng hai, đồng thời kêu gọi cử tri của mình "hãy cứ bỏ phiếu theo tình cảm và lương tâm." Tuy vậy, nói theo lịch sử, kể cả khi chủ tịch FN kêu gọi ủng hộ Sarkozy thì không phải tất cả cử tri cực hữu truyền thống sẽ bầu cho ứng cử viên này, nhất là trong bối cảnh kinh tế-xã hội ảm đạm như hiện nay. Các cử tri của FN cũng như tầng lớp trung lưu hiện nay tỏ ra độc lập và tự quyết hơn nhiều.
Nếu so sánh thực tế năm 2007 với năm 2012, quả thực ứng cử viên cánh hữu Sarkozy đang gặp rất nhiều khó khăn. Số phiếu dự phòng thấp hơn có nghĩa là ông đang đơn độc bao giờ hết.
Hầu hết các thăm dò dư luận cho thấy Hollande đều nhận được sự ủng hộ của đại đa số cử tri FG cho vòng hai, khoảng 83%. Trong khi đó, chỉ có 6% nói có thể bầu cho Tổng thống sắp mãn nhiệm, còn lại 11% cho biết sẽ vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng. Theo các chuyên gia chính trị Pháp, "kỷ luật cộng hòa" của bộ phận cử tri cánh tả luôn ổn định hơn và "chất lượng phiếu dự phòng" của cánh tả cũng được đánh giá cao hơn cánh hữu và phe cực hữu.
Cũng cần nói thêm rằng kết quả vòng một đã cho thấy trước đó truyền thông đôi khi đã đánh giá quá cao ứng cử viên FG Mélenchon. Đó chưa hẳn đã là một sai lầm của các viện thăm dò dư luận. Thực tế đã có rất nhiều cử tri mà Mélenchon hướng tới, đã tỏ ra lưỡng lự với việc bỏ phiếu cho ông Hollande nhưng đến phút chót, họ đã quyết định ủng hộ ông. Kết quả cuối cùng chứng minh rằng một bộ phận cử tri đã chọn cách bỏ phiếu hữu ích, ít nhất là bày tỏ phản ứng đối với Sarkozy. Có nghĩa là họ muốn gửi gắm niềm tin ở Hollande để trừng phạt Tổng thống sắp mãn nhiệm.
Với những cả những dữ kiện nêu trên, ứng cử viên Hollande thực sự có điều kiện để chiến thắng. Nếu thất bại, ứng cử viên Đảng Xã hội quả thực sẽ là người "vụng về hết chỗ nói" và ông chỉ có thể tự trách chính mình./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)