OPEC có nên cắt giảm hạn ngạch trong năm 2010?

Theo ông Mohammed al- Shatti, đại diện của Kuwait tại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nếu nhu cầu sụt giảm 460.000 thùng/ngày, tổ chức này sẽ cắt giảm hạn ngạch để đảm bảo sự cân đối cung-cầu.

Tuy nhiên, việc cắt giảm hạn ngạch sẽ là một thách thức đối với OPEC, vì các nước thành viên đều hy vọng tăng sản lượng sau khi có những dấu hiệu về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Theo ông Mohammed al- Shatti, đại diện của Kuwait tại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nếu nhu cầu sụt giảm 460.000 thùng/ngày, tổ chức này sẽ cắt giảm hạn ngạch để đảm bảo sự cân đối cung-cầu.

Tuy nhiên, việc cắt giảm hạn ngạch sẽ là một thách thức đối với OPEC, vì các nước thành viên đều hy vọng tăng sản lượng sau khi có những dấu hiệu về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ecuador, Germanico Pinto, người sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch OPEC năm 2010, cảnh báo về những nguy hiểm khi nạn đầu cơ quay lại, khiến giá dầu có thể sụt giảm.

Ông cho biết, tại Ecuador, Công ty dầu khí quốc gia Petroecuador đã ngừng bán dầu cho “người thứ ba” để tránh đầu cơ và chỉ bán cho các doanh nghiệp Nhà nước và người tiêu dùng.

Ông cho rằng những chính sách mà OPEC thực hiện cuối năm 2008 đã mang lại những kết quả mong đợi. Giá dầu thế giới hiện dao động ở mức 70 USD trong khi sản lượng của các nước OPEC đạt 24,8 triệu thùng/ngày.

Mức giá lý tưởng mà tổ chức này hy vọng là trên dưới 75 USD. Trong một báo cáo mới đây, OPEC hy vọng nhu cầu dầu mỏ có thể đạt mức 28,06 triệu thùng/ngày năm 2010.

Trong khi đó, tại hội nghị Fuschl (Áo) ngày 16/9 vừa qua, Phó Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Richard Jones, cho rằng việc cân đối giữa cung và cầu trên thị trường dầu mỏ đã được thích ứng, song một bước nhảy vọt của nền kinh tế có thể trở thành vấn đề.

Theo lập luận của ông, những căng thẳng trên thị trường dầu thô có thể không xuất hiện trong năm tới mà trong hai, ba năm nữa, nếu sự phục hồi kinh tế thế giới diễn ra chậm hơn, thậm chí có thể là 5 năm tới.

Trong khi thị trường năng lượng không có những dấu hiệu căng thẳng vào lúc này, OPEC không nên nghĩ rằng sẽ là đúng đắn khi phải cắt giảm hạn ngạch. OPEC cần tiếp tục sản xuất với mức độ như hiện nay, vì việc cắt giảm hạn ngạch sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất kinh tế. Hơn nữa, nếu việc đó nhằm mục đích tăng giá dầu thì uy tín của OPEC có thể bị giảm sút.

Liên quan đến thị trường dầu thô, ngày 17/9, Bộ trưởng Dầu mỏ Nga, Serguei Chamatko, cho biết Nga và OPEC sẽ phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo tại Mátxcơva để đánh giá tình hình.

Qua điện đàm với Tổng thư ký OPEC, Abdalla Salem El-Badri, ông Chamatko đã tái khẳng định Nga mong muốn thúc đẩy mối quan hệ đối tác với tổ chức này.

Tuy nhiên, các thành viên của OPEC đã than phiền về việc Nga tuyên bố sẵn sàng phối hợp với OPEC để bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới, nhưng "lời nói chưa đi đôi với việc làm” trong khi Nga không ngừng đưa vào khai thác các mỏ dầu mới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục