Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định duy trì sản lượng khai thác 30 triệu thùng/ngày cho tới hết năm nay.
Quyết định này được thông qua trong cuộc họp của các bộ trưởng dầu mỏ các nước OPEC, diễn ra ngày 31/5 tại Vienna, Áo.
Trong cuộc họp quan trọng này, đại diện các nước thành viên OPEC nhất trí sẽ không mạo hiểm giảm sản lượng dầu do lo ngại những tác động tiêu cực đối với đà tăng trưởng yếu ớt của kinh tế thế giới, dù cho các nước có thể được hưởng lợi từ giá dầu cao khi giảm sản lượng khai thác.
Nhiều bộ trưởng của OPEC đều chia sẻ quan điểm rằng không cần thiết phải điều chỉnh sản lượng, và mức giá 100 USD/thùng hiện nay là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế chung của toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng Venezuela Rafael Ramiez đã nhấn mạnh cam kết của OPEC trong việc duy trì ổn định giá dầu, và kêu gọi các nước thành viên cùng tôn trọng mức trần đã được thông qua trước đó.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Năng lượng Các tiểu vương quốc Arập thống nhất Suhail al-Mazrouei khẳng định không có bất đồng trong cuộc họp, đồng thời bày tỏ hài lòng với sản lượng dầu cũng như giá "vàng đen" trên thị trường hiện nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút, Ali al-Naimi nhận định các thị trường dầu mỏ trên thế giới đang ở trong "tình trạng tốt" và cân bằng.
Giải thích lý do quyết định duy trì sản lượng khai thác 30 triệu thùng/ngày, các bộ trưởng bày tỏ quan ngại cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với lạm phát, và Mỹ chưa tìm được hướng đi ổn định cho chính sách phát triển kinh tế.
Ngoài ra, OPEC cũng cân nhắc tới sự bùng nổ trong khai thác dầu mỏ và sự phát triển khí đốt từ đá phiến ở Bắc Mỹ.
Phản ứng tích cực trước quyết định duy trì sản lượng của OPEC và viễn cảnh nguồn cung cấp dầu mỏ dồi dào, giá dầu đã giảm dưới mức 93 USD/thùng. Tại sàn giao dịch New York, Mỹ, giá dầu giao tháng 7 giảm 0,78 USD, từ 93,61 USD/thùng xuống còn 92,83USD/thùng.
OPEC hiện gồm 12 nước là Algeria, Angola, Venezuela, Iraq, Iran, Qatar, Kuwait, Libya, Nigeria, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Arập Xêút và Ecuador, chiếm tới 35% sản lượng dầu mỏ trên thế giới./.
Quyết định này được thông qua trong cuộc họp của các bộ trưởng dầu mỏ các nước OPEC, diễn ra ngày 31/5 tại Vienna, Áo.
Trong cuộc họp quan trọng này, đại diện các nước thành viên OPEC nhất trí sẽ không mạo hiểm giảm sản lượng dầu do lo ngại những tác động tiêu cực đối với đà tăng trưởng yếu ớt của kinh tế thế giới, dù cho các nước có thể được hưởng lợi từ giá dầu cao khi giảm sản lượng khai thác.
Nhiều bộ trưởng của OPEC đều chia sẻ quan điểm rằng không cần thiết phải điều chỉnh sản lượng, và mức giá 100 USD/thùng hiện nay là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế chung của toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng Venezuela Rafael Ramiez đã nhấn mạnh cam kết của OPEC trong việc duy trì ổn định giá dầu, và kêu gọi các nước thành viên cùng tôn trọng mức trần đã được thông qua trước đó.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Năng lượng Các tiểu vương quốc Arập thống nhất Suhail al-Mazrouei khẳng định không có bất đồng trong cuộc họp, đồng thời bày tỏ hài lòng với sản lượng dầu cũng như giá "vàng đen" trên thị trường hiện nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút, Ali al-Naimi nhận định các thị trường dầu mỏ trên thế giới đang ở trong "tình trạng tốt" và cân bằng.
Giải thích lý do quyết định duy trì sản lượng khai thác 30 triệu thùng/ngày, các bộ trưởng bày tỏ quan ngại cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với lạm phát, và Mỹ chưa tìm được hướng đi ổn định cho chính sách phát triển kinh tế.
Ngoài ra, OPEC cũng cân nhắc tới sự bùng nổ trong khai thác dầu mỏ và sự phát triển khí đốt từ đá phiến ở Bắc Mỹ.
Phản ứng tích cực trước quyết định duy trì sản lượng của OPEC và viễn cảnh nguồn cung cấp dầu mỏ dồi dào, giá dầu đã giảm dưới mức 93 USD/thùng. Tại sàn giao dịch New York, Mỹ, giá dầu giao tháng 7 giảm 0,78 USD, từ 93,61 USD/thùng xuống còn 92,83USD/thùng.
OPEC hiện gồm 12 nước là Algeria, Angola, Venezuela, Iraq, Iran, Qatar, Kuwait, Libya, Nigeria, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Arập Xêút và Ecuador, chiếm tới 35% sản lượng dầu mỏ trên thế giới./.
(TTXVN)