Theo các nhà phân tích, dù sắp bước sang "sinh nhật" thứ 50, song Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn có tầm ảnh hưởng rất lớn trên các thị trường dầu mỏ, bởi lẽ sản lượng từ các nước ngoài OPEC có xu hướng giảm dần và nhu cầu tiêu thụ năng lượng hóa thạch vẫn rất lớn.
OPEC thành lập ngày 14/9/1960 tại Baghdad (Iraq) với năm thành viên gồm Iraq, Iran, Kuwait, Arập Xêút và Venezuela, trong bối cảnh các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt này muốn kiểm soát sản lượng nhằm tăng giá và cùng thu lợi nhuận.
Nửa thế kỷ sau, OPEC hiện đã có 12 thành viên, sở hữu 60% trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh toàn cầu và sản xuất khoảng 40% nhu cầu dầu mỏ thế giới.
Nhà phân tích Francis Perrin tại Petrole et Gaz Arabes, đánh giá ngoài những khác biệt về địa-chính trị giữa các thành viên như Algeria, Iran, Nigeria và Venezuela, OPEC là một khối tương đồng về tiềm năng và sức mạnh dầu mỏ.
Sức mạnh đó từng được chứng minh trong thập niên 1970, khi OPEC quyết định giảm sản lượng theo sau những xung đột chính trị và cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran. Ngay lập tức, giá dầu mỏ toàn cầu lúc đó bỗng tăng vọt.
Mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nobuo Tanaka cũng khẳng định, sự phụ thuộc toàn cầu vào nguồn dầu mỏ của OPEC sẽ tiếp tục tăng trong vòng 5-10 năm tới, do sản lượng ở các nước ngoài OPEC sụt giảm.
Tại Diễn đàn Năng lượng quốc tế tổ chức hồi tháng Tư vừa qua, các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ cùng chung quan điểm rằng, năng lượng hóa thạch vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong vài thập kỷ tới, cho dù sự hiện diện của các nguồn năng lượng thay thế đang tăng dần.
Chuyên gia Paul Horsnell tại Barclays Capital khẳng định, những dự báo về sự thoái vị của OPEC là còn quá sớm, thậm chí là vô căn cứ./.
OPEC thành lập ngày 14/9/1960 tại Baghdad (Iraq) với năm thành viên gồm Iraq, Iran, Kuwait, Arập Xêút và Venezuela, trong bối cảnh các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt này muốn kiểm soát sản lượng nhằm tăng giá và cùng thu lợi nhuận.
Nửa thế kỷ sau, OPEC hiện đã có 12 thành viên, sở hữu 60% trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh toàn cầu và sản xuất khoảng 40% nhu cầu dầu mỏ thế giới.
Nhà phân tích Francis Perrin tại Petrole et Gaz Arabes, đánh giá ngoài những khác biệt về địa-chính trị giữa các thành viên như Algeria, Iran, Nigeria và Venezuela, OPEC là một khối tương đồng về tiềm năng và sức mạnh dầu mỏ.
Sức mạnh đó từng được chứng minh trong thập niên 1970, khi OPEC quyết định giảm sản lượng theo sau những xung đột chính trị và cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran. Ngay lập tức, giá dầu mỏ toàn cầu lúc đó bỗng tăng vọt.
Mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nobuo Tanaka cũng khẳng định, sự phụ thuộc toàn cầu vào nguồn dầu mỏ của OPEC sẽ tiếp tục tăng trong vòng 5-10 năm tới, do sản lượng ở các nước ngoài OPEC sụt giảm.
Tại Diễn đàn Năng lượng quốc tế tổ chức hồi tháng Tư vừa qua, các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ cùng chung quan điểm rằng, năng lượng hóa thạch vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong vài thập kỷ tới, cho dù sự hiện diện của các nguồn năng lượng thay thế đang tăng dần.
Chuyên gia Paul Horsnell tại Barclays Capital khẳng định, những dự báo về sự thoái vị của OPEC là còn quá sớm, thậm chí là vô căn cứ./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)