Pakistan mới đây đã đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành khoản tín dụng 5,3 tỷ USD trong thời hạn 3 năm để giúp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Động thái trên trên, diễn ra chỉ vài tuần sau khi chính phủ mới của Pakistan nắm quyền điều hành đất nước kể từ tháng Năm vừa qua, là một phần trong một nỗ lực nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như việc đồng nội tệ giảm giá.
Trước đó, Pakistan đã gạt bỏ chương trình cấp khoản vay trị giá 11,3 tỷ USD của IMF hồi năm 2011 sau khi từ chối thực hiện các cải cách tài chính nghiêm ngặt (kèm theo).
Bộ trưởng Tài chính Pakistan Ishaq Dar cho biết không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc đề nghị vay tiền để cứu đất nước tránh rơi vào cảnh phá sản.
Theo số liệu chính thức của Pakistan, tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 6,3% nhưng thực tế chắc chắn cao hơn nhiều.
Trong khi đó, quan chức của IMF phụ trách về Pakistan Jeffrey Franks cho biết khoản tín dụng này còn tùy thuộc vào sự đồng thuận của IMF và sau đó ban giám đốc cơ quan này sẽ đưa ra quyết định liên quan vào đầu tháng 9/2013.
Theo ông Franks, Pakistan có thể giảm thâm hụt ngân sách từ mức 8,8% Tổng sản phẩm trong nước (GDP) xuống mức an toàn và giữ lạm phát ở mức có thể chấp nhận được.
Ngoài việc "bịt những lỗ hổng" về thuế, Pakistan cần cải cách ngành điện lực để giải quyết vấn đề thiếu điện năng đang tác động bất lợi tới khả năng tăng trưởng kinh tế trong nước./.
Động thái trên trên, diễn ra chỉ vài tuần sau khi chính phủ mới của Pakistan nắm quyền điều hành đất nước kể từ tháng Năm vừa qua, là một phần trong một nỗ lực nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như việc đồng nội tệ giảm giá.
Trước đó, Pakistan đã gạt bỏ chương trình cấp khoản vay trị giá 11,3 tỷ USD của IMF hồi năm 2011 sau khi từ chối thực hiện các cải cách tài chính nghiêm ngặt (kèm theo).
Bộ trưởng Tài chính Pakistan Ishaq Dar cho biết không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc đề nghị vay tiền để cứu đất nước tránh rơi vào cảnh phá sản.
Theo số liệu chính thức của Pakistan, tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện ở mức 6,3% nhưng thực tế chắc chắn cao hơn nhiều.
Trong khi đó, quan chức của IMF phụ trách về Pakistan Jeffrey Franks cho biết khoản tín dụng này còn tùy thuộc vào sự đồng thuận của IMF và sau đó ban giám đốc cơ quan này sẽ đưa ra quyết định liên quan vào đầu tháng 9/2013.
Theo ông Franks, Pakistan có thể giảm thâm hụt ngân sách từ mức 8,8% Tổng sản phẩm trong nước (GDP) xuống mức an toàn và giữ lạm phát ở mức có thể chấp nhận được.
Ngoài việc "bịt những lỗ hổng" về thuế, Pakistan cần cải cách ngành điện lực để giải quyết vấn đề thiếu điện năng đang tác động bất lợi tới khả năng tăng trưởng kinh tế trong nước./.
Anh Quân (TTXVN)