Tiếp tục Phiên họp thứ 30, chiều 17/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải trình về lý do cần thiết phải đầu tư dự án đường sắt cao tốc này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết đến năm 2030, dự báo nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc-Nam là 534.000 hành khách/ngày (chỉ tính những chuyến đi liên tỉnh).
Trong khi đó, tổng năng lực của các loại phương thức vận tải trên tuyến chỉ đáp ứng được khoảng 378.000 hành khách/ngày. Như vậy còn 156.000 hành khách/ngày mà các loại phương thức vận tải không thể đáp ứng được.
Nếu được xây dựng, với năng lực chuyên chở cao (một chiều bình quân mỗi năm đạt 50-70 triệu người), đường sắt cao tốc sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách đến năm 2020, sau năm 2035 và trong tương lai trên trục Bắc-Nam .
Cũng theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, Chính phủ dự tính, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 1.066.792 tỷ đồng, tương đương gần 56 tỷ USD, trong đó chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng lớn nhất lên đến 589.980 tỷ đồng. Suất đầu tư bình quân là 680 tỷ đồng/1km, tương đương 35,6 triệu USD/1km.
Tán thành với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp tới, tuy nhiên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng Chính phủ cần làm rõ cơ sở lựa chọn xây dựng đường sắt cao tốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong khi chỉ rất ít các nước trên thế giới áp dụng.
Ngoài ra cần cân nhắc hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án trong cân đối chung giữa vốn đầu tư-lợi ích kinh tế mà dự án mang lại; tính khả thi của công tác quy hoạch, khả năng bảo đảm tiến độ thực hiện; giá thành đầu tư, giá phương tiện cao. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ có biện pháp bảo đảm an toàn cho các đoàn tàu cao tốc trong hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam.
Lo lắng về mức đầu tư của dự án, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội K’sor Phước cho rằng việc xây dựng dự án này cần rất nhiều vốn, trong khi đó các vùng, miền khác cũng đang rất cần vốn để phát triển, vì vậy Chính phủ cần cân nhắc hiệu quả dự án để xác định đầu tư; đồng thời cần làm rõ và có tính toán cụ thể về nhu cầu nguồn lao động, công tác giải phóng mặt bằng.
Ông K’sor Phước cũng góp ý Chính phủ xem xét, giảm bớt lại số lượng trạm ga trên toàn tuyến tàu để tiết kiệm vốn đầu tư.
Liên quan đến việc sử dụng, vận hành tàu cao tốc, các ý kiến tại phiên họp đề nghị Chính phủ cần thống kê về chi phí vận hành hàng năm để làm căn cứ xác định hiệu quả kinh tế của dự án.
Tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết, quy hoạch giao thông vận tải của cả nước đến năm 2030 đều có đặt vấn đề xây dựng đường sắt cao tốc. Ông cũng cho biết, hiện tại, một số nhà đầu tư của Nhật, Hàn Quốc đang quan tâm đến dự án.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ cần phân tích kỹ ưu, nhược điểm các phương án đầu tư của dự án để áp dụng. Trong việc huy động vốn đầu tư, cần cân đối với các nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc vay vốn phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trước mắt cũng như dài hạn. Việc lựa chọn hình thức huy động đầu tư và phân kỳ đầu tư có thể linh hoạt, thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cơ quan xây dựng dự án cần đặc biệt chú ý đến việc dự tính công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu cao tốc trong bối cảnh điều kiện địa chất, dân trí ở Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí dự án này phù hợp với lộ trình phấn đấu thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp nên sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 để xem xét, quyết định./.
Giải trình về lý do cần thiết phải đầu tư dự án đường sắt cao tốc này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết đến năm 2030, dự báo nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc-Nam là 534.000 hành khách/ngày (chỉ tính những chuyến đi liên tỉnh).
Trong khi đó, tổng năng lực của các loại phương thức vận tải trên tuyến chỉ đáp ứng được khoảng 378.000 hành khách/ngày. Như vậy còn 156.000 hành khách/ngày mà các loại phương thức vận tải không thể đáp ứng được.
Nếu được xây dựng, với năng lực chuyên chở cao (một chiều bình quân mỗi năm đạt 50-70 triệu người), đường sắt cao tốc sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách đến năm 2020, sau năm 2035 và trong tương lai trên trục Bắc-Nam .
Cũng theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, Chính phủ dự tính, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 1.066.792 tỷ đồng, tương đương gần 56 tỷ USD, trong đó chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng lớn nhất lên đến 589.980 tỷ đồng. Suất đầu tư bình quân là 680 tỷ đồng/1km, tương đương 35,6 triệu USD/1km.
Tán thành với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp tới, tuy nhiên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng Chính phủ cần làm rõ cơ sở lựa chọn xây dựng đường sắt cao tốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong khi chỉ rất ít các nước trên thế giới áp dụng.
Ngoài ra cần cân nhắc hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án trong cân đối chung giữa vốn đầu tư-lợi ích kinh tế mà dự án mang lại; tính khả thi của công tác quy hoạch, khả năng bảo đảm tiến độ thực hiện; giá thành đầu tư, giá phương tiện cao. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ có biện pháp bảo đảm an toàn cho các đoàn tàu cao tốc trong hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam.
Lo lắng về mức đầu tư của dự án, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội K’sor Phước cho rằng việc xây dựng dự án này cần rất nhiều vốn, trong khi đó các vùng, miền khác cũng đang rất cần vốn để phát triển, vì vậy Chính phủ cần cân nhắc hiệu quả dự án để xác định đầu tư; đồng thời cần làm rõ và có tính toán cụ thể về nhu cầu nguồn lao động, công tác giải phóng mặt bằng.
Ông K’sor Phước cũng góp ý Chính phủ xem xét, giảm bớt lại số lượng trạm ga trên toàn tuyến tàu để tiết kiệm vốn đầu tư.
Liên quan đến việc sử dụng, vận hành tàu cao tốc, các ý kiến tại phiên họp đề nghị Chính phủ cần thống kê về chi phí vận hành hàng năm để làm căn cứ xác định hiệu quả kinh tế của dự án.
Tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết, quy hoạch giao thông vận tải của cả nước đến năm 2030 đều có đặt vấn đề xây dựng đường sắt cao tốc. Ông cũng cho biết, hiện tại, một số nhà đầu tư của Nhật, Hàn Quốc đang quan tâm đến dự án.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ cần phân tích kỹ ưu, nhược điểm các phương án đầu tư của dự án để áp dụng. Trong việc huy động vốn đầu tư, cần cân đối với các nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc vay vốn phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trước mắt cũng như dài hạn. Việc lựa chọn hình thức huy động đầu tư và phân kỳ đầu tư có thể linh hoạt, thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cơ quan xây dựng dự án cần đặc biệt chú ý đến việc dự tính công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu cao tốc trong bối cảnh điều kiện địa chất, dân trí ở Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí dự án này phù hợp với lộ trình phấn đấu thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp nên sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 để xem xét, quyết định./.
Quang Vũ (Vietnam+)