Tờ Daily Mail của Anh đưa tin các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên đã phát hiện được một hệ mặt trời có các hành tinh tương tự như trong Thái Dương hệ của chúng ta.
Bản sao này của Thái Dương hệ được các nhà khoa học tham gia sứ mệnh thám hiểm không gian Kepler phát hiện khi theo dõi và phân tích sự dịch chuyển của các hành tinh qua những vết sao trên Kepler-30, một ngôi sao giống mặt trời.
Hệ mặt trời Kepler-30 nằm cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng và chỉ gồm ba hành tinh, trong khi Thái Dương hệ của chúng ta có tới tám hành tinh.
Tuy nhiên, cũng như trong Thái dương hệ của chúng ta, đường xích đạo của “Mặt trời” Kepler-30 và đường quỹ đạo của những hành tinh còn lại gần như thẳng hàng. Ngôi sao chủ trong hệ Kepler-30 có từ trường mạnh và vô số vết sao bao phủ.
Theo giáo sư Drake Deming thuộc Trường đại học Maryland (Mỹ), phát hiện nói trên là một phát hiện hấp dẫn.
Phát hiện này đã làm dấy lên những hy vọng về việc tìm thấy một Trái Đất thứ hai, nơi có thể trở thành môi trường sống cho con người trong tương lai./.
Bản sao này của Thái Dương hệ được các nhà khoa học tham gia sứ mệnh thám hiểm không gian Kepler phát hiện khi theo dõi và phân tích sự dịch chuyển của các hành tinh qua những vết sao trên Kepler-30, một ngôi sao giống mặt trời.
Hệ mặt trời Kepler-30 nằm cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng và chỉ gồm ba hành tinh, trong khi Thái Dương hệ của chúng ta có tới tám hành tinh.
Tuy nhiên, cũng như trong Thái dương hệ của chúng ta, đường xích đạo của “Mặt trời” Kepler-30 và đường quỹ đạo của những hành tinh còn lại gần như thẳng hàng. Ngôi sao chủ trong hệ Kepler-30 có từ trường mạnh và vô số vết sao bao phủ.
Theo giáo sư Drake Deming thuộc Trường đại học Maryland (Mỹ), phát hiện nói trên là một phát hiện hấp dẫn.
Phát hiện này đã làm dấy lên những hy vọng về việc tìm thấy một Trái Đất thứ hai, nơi có thể trở thành môi trường sống cho con người trong tương lai./.
Lê Bàng (Vietnam+)