Từ ngày 10-12/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Cục Bản quyền tác giả Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Cơ quan Bản quyền tác giả Nhật Bản tổ chức hội thảo khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chủ đề “Phát triển chiến lược và chính sách quốc gia về quyền tác giả.”
Hội thảo có sự tham dự của hơn 30 chuyên viên chính của cơ quan bản quyền đến từ 22 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội thảo là cơ hội để các chuyên viên, những người đứng đầu các cơ quan bản quyền tại các nước cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chiến lược quốc gia về quyền tác giả và quyền liên quan, đồng thời đề xuất những giải pháp chống vi phạm bản quyền tác giả trong thời gian sắp tới.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề như sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan; những tăng trưởng và phát triển của hệ thống pháp luật quyền tác giả tại Việt Nam; xu hướng hiện nay và thách thức trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh bảo hộ quyền tác giả trong thời kỳ hội nhập là vấn đề thiết yếu, không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của tác giả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng mà còn góp phần lớn trong tiến trình hội nhập tri thức toàn cầu.
Quyền tác giả và quyền liên quan cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với việc bảo hộ, khơi nguồn sáng tạo, giúp sự phát triển tiến bộ của nhân loại, ông Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng cho biết hầu hết các quốc gia phát triển, đang phát triển đến phát triển đều thể hiện quyền tác giả, quyền liên quan dưới cách thức, góc độ khác nhau với các chính sách, chiến lược mang tính quốc gia và đồng lòng thực hiện theo cam kết quốc tế.
Tại Việt Nam, phương hướng, mục tiêu bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan cũng đã được xác định rõ tại chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020./.
Hội thảo có sự tham dự của hơn 30 chuyên viên chính của cơ quan bản quyền đến từ 22 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội thảo là cơ hội để các chuyên viên, những người đứng đầu các cơ quan bản quyền tại các nước cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chiến lược quốc gia về quyền tác giả và quyền liên quan, đồng thời đề xuất những giải pháp chống vi phạm bản quyền tác giả trong thời gian sắp tới.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề như sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan; những tăng trưởng và phát triển của hệ thống pháp luật quyền tác giả tại Việt Nam; xu hướng hiện nay và thách thức trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan...
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh bảo hộ quyền tác giả trong thời kỳ hội nhập là vấn đề thiết yếu, không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của tác giả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng mà còn góp phần lớn trong tiến trình hội nhập tri thức toàn cầu.
Quyền tác giả và quyền liên quan cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với việc bảo hộ, khơi nguồn sáng tạo, giúp sự phát triển tiến bộ của nhân loại, ông Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng cho biết hầu hết các quốc gia phát triển, đang phát triển đến phát triển đều thể hiện quyền tác giả, quyền liên quan dưới cách thức, góc độ khác nhau với các chính sách, chiến lược mang tính quốc gia và đồng lòng thực hiện theo cam kết quốc tế.
Tại Việt Nam, phương hướng, mục tiêu bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan cũng đã được xác định rõ tại chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020./.
Gia Thuận (TTXVN)