Với mục tiêu chính là phát triển các đô thị bền vững, thân thiện với môi trường, ngày 7/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Diễn đàn Đô thị Việt Nam tổ chức Hội nghị Đô thị Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định xu hướng thời đại đô thị đang ngày càng chiếm ưu thế. Phát triển đô thị cũng là động lực phát triển kinh tế, hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, trong khu vực cũng như cả nước.
Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa mạnh với yêu cầu đặt ra là vừa phát triển cân bằng, hài hòa vừa bảo tồn và giữ gìn bản sắc riêng cho từng đô thị; có khả năng đối phó với những thay đổi trước tác động khách quan và chủ quan.
Tại hội nghị, ông Dean A.Cira - Chuyên gia trưởng và Điều phối viên Ban Phát triển Đô thị (Ngân hàng Thế giới - WB), cho biết WB đang thực hiện “Đánh giá đô thị” tại một số quốc gia và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thực hiện báo cáo phân tích toàn diện. Trên cơ sở những đánh giá tổng quan này sẽ xác định xu hướng, cơ hội, thách thức và chính sách quan trọng mà Chính phủ Việt Nam cần xem xét giải quyết nhằm đạt các mục tiêu phát triển đô thị đã đặt ra.
Chuyên gia đô thị của UN-HABITAT tại Việt Nam, bà Juhyun Lee đưa ra giải pháp về cơ sở và ý nghĩa của hệ thống quan trắc đô thị cho hiện tại và tương lai. Theo đó, giám sát toàn cầu của Chương trình nghị sự đô thị nhằm cung cấp hệ thống thông tin chính xác, giúp các thành phố của Việt Nam phát triển tốt hơn.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 38% với tổng số hơn 870 đô thị các loại - tăng khoảng 125 đô thị so với hiện nay.
Tuy nhiên, phát triển đô thị Việt Nam đang phải đối mặt trước thách thức mới. Điển hình là quy hoạch đang triển khai rất chậm làm cản trở quá trình phát triển bền vững. Trong khi đó, chất lượng quy hoạch hạn chế do thiếu nhiều quy hoạch phân khu và chi tiết; công tác thiết kế đô thị còn lúng túng, không được coi trọng tại một số địa phương.
Mặc dù đã có quy trình, quy định phát triển đô thị nhưng tại các đô thị lớn vẫn nặng về tự phát. Hầu hết các dự án được lập ra sau đó mới tính đến việc làm đô thị, đi ngược lại quy trình là lập quy hoạch đô thị rồi mới kêu gọi dự án. Việc này dẫn đến vừa thừa, vừa thiếu đô thị khiến kết nối hạ tầng khó khăn do không đồng bộ, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, việc chấn chỉnh công tác đầu tư phát triển đô thị bằng các Luật, hệ thống văn bản chính sách, Nghị định... liên quan cần được chú trọng là những ý kiến được đưa ra tại hội nghị.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, thời gian tới cần khắc phục các hạn chế về trình tự phát triển đô thị bởi các yếu tố này chưa được đưa vào luật một cách hệ thống để buộc chủ thể tham gia đầu tư xây dựng phải thực hiện.
Với vai trò quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển đô thị nhằm hướng dẫn cụ thể một số luật có liên quan (Luật Đất đai, Nhà ở...). Tất cả đều phải xuất phát từ quy hoạch để kiểm soát, phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và đặc biệt phải bám sát các quy hoạch vùng-chung-phân khu. Như vậy, mới xác định được khu vực hợp lý dành để phát triển đô thị, tiếp đến là khâu phân chia dự án, thu xếp nguồn vốn và kêu gọi đầu tư.
Bên cạnh đó, rất cần một “nhạc trưởng” chỉ huy để đảm bảo quy trình này bởi nó sẽ giúp các đô thị phát triển bền vững và giữ thăng bằng cán cân cung-cầu.
Nhân Ngày Đô thị Việt Nam (8/11), Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý hiệu quả quy hoạch, kiểm soát tốt quá trình đô thị hóa; vừa thực hiện các định hướng, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, vừa triển khai chương trình, dự án cụ thể trong ngắn hạn có tính khả thi cao./.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định xu hướng thời đại đô thị đang ngày càng chiếm ưu thế. Phát triển đô thị cũng là động lực phát triển kinh tế, hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, trong khu vực cũng như cả nước.
Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa mạnh với yêu cầu đặt ra là vừa phát triển cân bằng, hài hòa vừa bảo tồn và giữ gìn bản sắc riêng cho từng đô thị; có khả năng đối phó với những thay đổi trước tác động khách quan và chủ quan.
Tại hội nghị, ông Dean A.Cira - Chuyên gia trưởng và Điều phối viên Ban Phát triển Đô thị (Ngân hàng Thế giới - WB), cho biết WB đang thực hiện “Đánh giá đô thị” tại một số quốc gia và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thực hiện báo cáo phân tích toàn diện. Trên cơ sở những đánh giá tổng quan này sẽ xác định xu hướng, cơ hội, thách thức và chính sách quan trọng mà Chính phủ Việt Nam cần xem xét giải quyết nhằm đạt các mục tiêu phát triển đô thị đã đặt ra.
Chuyên gia đô thị của UN-HABITAT tại Việt Nam, bà Juhyun Lee đưa ra giải pháp về cơ sở và ý nghĩa của hệ thống quan trắc đô thị cho hiện tại và tương lai. Theo đó, giám sát toàn cầu của Chương trình nghị sự đô thị nhằm cung cấp hệ thống thông tin chính xác, giúp các thành phố của Việt Nam phát triển tốt hơn.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 38% với tổng số hơn 870 đô thị các loại - tăng khoảng 125 đô thị so với hiện nay.
Tuy nhiên, phát triển đô thị Việt Nam đang phải đối mặt trước thách thức mới. Điển hình là quy hoạch đang triển khai rất chậm làm cản trở quá trình phát triển bền vững. Trong khi đó, chất lượng quy hoạch hạn chế do thiếu nhiều quy hoạch phân khu và chi tiết; công tác thiết kế đô thị còn lúng túng, không được coi trọng tại một số địa phương.
Mặc dù đã có quy trình, quy định phát triển đô thị nhưng tại các đô thị lớn vẫn nặng về tự phát. Hầu hết các dự án được lập ra sau đó mới tính đến việc làm đô thị, đi ngược lại quy trình là lập quy hoạch đô thị rồi mới kêu gọi dự án. Việc này dẫn đến vừa thừa, vừa thiếu đô thị khiến kết nối hạ tầng khó khăn do không đồng bộ, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, việc chấn chỉnh công tác đầu tư phát triển đô thị bằng các Luật, hệ thống văn bản chính sách, Nghị định... liên quan cần được chú trọng là những ý kiến được đưa ra tại hội nghị.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, thời gian tới cần khắc phục các hạn chế về trình tự phát triển đô thị bởi các yếu tố này chưa được đưa vào luật một cách hệ thống để buộc chủ thể tham gia đầu tư xây dựng phải thực hiện.
Với vai trò quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển đô thị nhằm hướng dẫn cụ thể một số luật có liên quan (Luật Đất đai, Nhà ở...). Tất cả đều phải xuất phát từ quy hoạch để kiểm soát, phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và đặc biệt phải bám sát các quy hoạch vùng-chung-phân khu. Như vậy, mới xác định được khu vực hợp lý dành để phát triển đô thị, tiếp đến là khâu phân chia dự án, thu xếp nguồn vốn và kêu gọi đầu tư.
Bên cạnh đó, rất cần một “nhạc trưởng” chỉ huy để đảm bảo quy trình này bởi nó sẽ giúp các đô thị phát triển bền vững và giữ thăng bằng cán cân cung-cầu.
Nhân Ngày Đô thị Việt Nam (8/11), Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý hiệu quả quy hoạch, kiểm soát tốt quá trình đô thị hóa; vừa thực hiện các định hướng, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, vừa triển khai chương trình, dự án cụ thể trong ngắn hạn có tính khả thi cao./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)