Phát triển kinh tế biển trước biến đổi khí hậu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Trưởng bộ môn Quản lý môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cho rằng biến đổi khí hậu làm mất đất nhưng lại làm tăng diện tích biển, mất diện tích đồng bằng nhưng tăng diện tích các đảo, biển nông, diện tích thềm lục địa từ đó tạo ra hệ sinh thái mới và đây là một cơ hội cho việc phát triển nền kinh tế biển.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Trưởng bộ môn Quản lý môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cho rằng biến đổi khí hậu làm mất đất nhưng lại làm tăng diện tích biển, mất diện tích đồng bằng nhưng tăng diện tích các đảo, biển nông, diện tích thềm lục địa từ đó tạo ra hệ sinh thái mới và đây là một cơ hội cho việc phát triển nền kinh tế biển.

Bởi vậy, theo Phó Giáo sư, với những người sống bằng kinh tế biển, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, hàng hải.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu; trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010 đến 2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng khoảng 1,5 độ C và số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên nước, dẫn đến ảnh hưởng dòng chảy, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng khiến nguồn nước ngọt cũng giảm đi đáng kể.

Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, nếu Việt Nam không có bước chuẩn bị, ứng phó, tập dượt để đưa vào chiến lược quy hoạch dài hạn thì luôn bị động trước những thay đổi của thiên nhiên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục